Rất nhiều người thường sử dụng lại các vỏ chai, vỏ hộp nhựa để đựng nước, đồ ăn, thực phẩm. Và đa số cho rằng, chỉ cần sử dụng xong, rửa sạch sẽ là có thể sử dụng lại mà không hề có ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế thì dù có rửa sạch thế nào thì độc tố vẫn có thể phát tác trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó thì rất ít người chú ý và hiểu được ý nghĩa của một ký hiệu cực kỳ quan trọng trên vỏ chai, vỏ hộp.
Bạn hãy thử lấy một chai, hộp nhựa hay cốc nhựa xung quanh và xem dưới đáy nhé!
Bạn sẽ thấy một ký hiệu với 3 mũi tên tạo thành hình tam giác đều, ở giữa là một con số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,..., cạnh đáy là một vài chữ cái như PP, HDPE, PET,... Đây là ký hiệu cực kỳ quan trọng bạn nên xem trước khi quyết định có tái sử dụng chai hoặc hộp, cốc nhựa đó không.
Cùng giải mã các ý nghĩa của ký hiệu đó nhé:
1. Số 1, ký hiệu PET (polyethylene terephthalate)
Nếu dưới đáy cốc, chai, vỏ hộp nhựa có thông số này thì đặc biệt không sử dụng ở nhiệt độ từ 70 độ C, vì có thể bị biến dạng đồng thời phân tán chất độc hại. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, nếu sử dụng quá 10 tháng thì có thể sản sinh các tác nhân gây ung thư.
2. Số 2, HDPE (polyethylene mật độ cao)
Khả năng chịu nhiệt của các chai hộp này tốt hơn, có thể chịu tới 110 độ C, thường thấy trong các chai sữa tắm, hộp đựng thực phẩm. Tuy nhiên, những chai này rất khó làm sạch, các chất còn dư lại rất có thể sẽ trở thành ổ của vi khuẩn.
3. Số 3, PVC
Thông số này bạn có thể thấy trong các sản phẩm như áo mưa thông thường, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa. Tuy có độ dẻo rất tốt nhưng chỉ có thể chịu được nhiệt tới 81 độ C. Chất này thường giải phóng rất nhiều khi ở nhiệt đồ cao nên rất tí khi được dùng làm bao bì thực phẩm, rất khó làm sạch và không thể tái sử dụng lại.
4. Số 4, LDPE (polyethylene mật độ thấp)
Đây là loại khá phổ biến và dễ bắt gặp trong các hộp mì tôm, vỏ bim bim. Không cho vỏ hộp, bao bì có thông số này vào lò vi sóng, bởi nhiệt độ cao sẽ giải phóng nhiều hóa chất. Nếu bạn có thói quen để đồ ăn vặt đóng gói trong điều kiện nhiệt độ cao hay bỏ vào lò vi sóng để hâm nóng hoặc nấu chín thì nên dừng lại ngay.
5. Số 5, PP (nhựa polyethylene)
Nếu để ý thì bạn có thể sẽ bắt gặp thông số này khá nhiều vì nó được sử dụng trên nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây. Sản phẩm có ký hiệu này có thể chịu được nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng và thậm chí quay trong lò vi sóng.
Tuy nhiên, để chắc chắn trước khi sử dụng bạn nên xem kỹ trên nắp hộp và đáy hộp, vì có thể thông số ở 2 bên sẽ khác nhau do chất liệu khác nhau.
6. Số 6, PS (polystiren)
Thường thấy trên hộp mì ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh. Khả năng chịu nhiệt và chịu lạnh cao nhưng khuyến cáo không sử dụng trong lò vi sóng vì có thể sẽ giải phóng ra các chất hóa học độc hại. Bên cạnh đó, không sử dụng để chứa các chất kiềm cũng như tính acid mạnh do chất polystiren phân hủy rất có hại cho sức khỏe
7. Số 7, PC
Một loại nhựa rất phổ biến, được sản xuất làm chai sữa, cốc dùng một lần. Nếu chai nhựa PC sử dụng cùng với chất Bisphenel A thì sẽ rất có hại cho sức khỏe.
Nếu với cốc nhựa thông thườn thì không dùng để đựng nước nóng, khi thấy trên bề mặt có vết thì cần bỏ ngay vì có thể đó là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn.