Khi bé 27 tháng tuổi, bé tiếp tục phát triển một số kỹ năng. Các bậc cha mẹ cần tham khảo bài viết dưới đây để nắm bắt được những thay đổi ở con mình mà có cách ứng xử với bé cho phù hợp.
Bạn sẽ bận rộn khi bé con phát triển các kỹ năng giao tiếp, cảm xúc và thể chất. Có lúc bạn bực bội nhưng cũng có lúc thấy vui vui. Bé 27 tháng tuổi cũng có lúc này lúc khác. Sự bực bội khiến bạn nhiều lúc nổi giận do không phải lúc nào bé cũng có thể truyền đạt đến những người xung quanh điều mình muốn.
Nhiều bậc cha mẹ cố tránh nổi giận nhưng không phải lúc nào cũng được. Bí quyết để khuyến khích "hành vi tốt" ở trẻ là chọn lúc trẻ đang chơi vui vẻ và khen ngợi những gì bạn muốn thấy trẻ làm nhiều hơn. Nếu biết khi chúng hư là lúc gây được sự chú ý, trẻ sẽ lặp lại những hành vi tương tự để được cha mẹ quan tâm. Tuy vậy, khi bé gần 2 tuổi rưỡi, bất kỳ sự gây chú ý nào dù tiêu cực vẫn tốt hơn là bé không biết làm gì.
Ở thời điểm này bé sẽ phát triển hàng loạt từ ngữ và cách diễn đạt, bé có khả năng sử dụng đến 50 từ hoặc nhiều hơn. Bé biết nối 4-5 từ thành câu, sử dụng số nhiều một cách chính xác và biết làm theo những câu hướng dẫn gồm nhiều từ. Nếu bảo bé đi lấy gì đó cho bạn, bé đã có thể lấy dễ dàng. Bé có thể kể cho bạn nghe những gì bé làm và thậm chí muốn bạn cùng làm với chúng. Lúc này trung tâm ngôn ngữ trong não bé tiếp thu rất nhanh nên đây là lúc để môi trường gia đình trở thành nguồn ngôn ngữ phong phú với trẻ. Nếu bé nói sai gì đó, đừng vội sửa. Điều này sẽ hạn chế nỗ lực tập nói của bé. Đừng chê bai, hãy phát âm lại từ hoặc câu đúng cho bé nghe và khen ngợi khi bé cố gắng nói theo cho đúng.
Bé sẽ thường xuyên rửa rồi lại lau tay trong tháng tuổi này, nhất là khi bé đã được hướng dẫn và thực hành nhiều lần. Hãy chắc chắn là bé với tới bồn rửa mặt và lấy được xà phòng, nhưng vẫn để mắt đến bé. Bé rất thích nghịch nước. Hãy chỉ cho bé biết khăn của mình nhưng đừng mong bé sẽ để ý. Lúc này, bé chẳng thấy gì liên quan giữa việc mẹ muốn với cảm xúc của mình
Chơi và tương tác
Ở tuổi này, bé thường thích xếp chồng các khối đồ chơi lên nhau. Trò xếp đi xếp lại rồi xô ngã các khối đồ chơi có thể khiến bé mê mải hàng giờ. Hãy mua cho bé một loạt đồ chơi chủ yếu có màu sáng. Bé thích đồ chơi có kết cấu khác nhau và có thể phân biệt các món ấy. Bé có thể đặc biệt thích một món đồ chơi nào đó và cứ đòi đem theo cả khi ngủ. Điều này hoàn toàn bình thường và phù hợp với tuổi của bé.
Không hề gì nếu bé thích một món đồ chơi nào đó đến độ bạn không cách gì thay thế được. Một số bé mạnh về xúc giác hơn những trẻ em khác nên thích mân mê một món đồ chơi trên miệng. Nhân trung của bé rất nhạy cảm. Một số cha mẹ lo việc mút tay hoặc gắn bó với một món đồ chơi nào đó là dấu hiệu bé quá nhạy cảm. Nhưng đôi khi trẻ em đặc biệt thích một món đồ nào đó chẳng vì lý do gì và nói chung là không đáng quan tâm.
Bạn có thể mong đợi gì ở độ tuổi này
Ở tuổi này, bạn sẽ nghe bé gọi Bố, Mẹ hay bất kỳ ai khác trong nhà liên tục, nhất là khi bé đang tìm bạn. Đôi khi bé gọi khá gay gắt do bé muốn cho bạn thấy NGAY một cái gì đó. Hãy chia sẻ sự háo hức của bé dù những gì bé muốn cho bạn xem chẳng có gì hấp dẫn. Với bé lên 2, thế giới là một nơi hấp dẫn và kỳ diệu. Hãy nhớ rằng cái gì bé cũng mới thấy lần đầu.
Không muốn bị hạn chế trong bất kỳ hình thức nào có thể gây ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và bé. Nhưng được đặt vào ghế em bé trên xe hơi, xe đẩy trong siêu thị và xe đẩy em bé là điều mà bé phải chấp nhận. Ở tuổi này, nhiều trẻ đã biết phản kháng, nên các bậc cha mẹ cần chuẩn bị để đối phó với điều này. Việc khen thưởng đơn giản có thể đem lại hiệu quả tốt, như khi bé chịu ngồi yên một chỗ. Nếu bé hiểu rằng cáu giận và phản kháng sẽ đem lại những gì bé muốn thì thái độ này cần được chấn chỉnh ngay.
Bé có thể biểu lộ một vài hành vi bực dọc trong tháng này dù vẫn chưa hiểu được cách cư xử đúng đắn. Đá, đấm, cắn và xô đẩy là những phản ứng chung khi bé bực bội. Các bậc cha mẹ thường xử lý các tình huống khó xử khác nhau để biện hộ cho con mình nhưng hãy cho bé thấy sự đồng cảm đúng mực dành cho bé bởi hành vi của trẻ thường xuất phát từ sự chưa trưởng thành. Các trung tâm lý luận vẫn chưa phát triển cao hơn để tạo ra hành vi giao tiếp phù hợp. Hãy xem phần phát triển kỹ năng giao tiếp của chúng tôi để biết thêm thông tin.
Đừng lo lắng nếu bé không muốn ăn nhiều ở độ tuổi này. Bé sẽ rất bận rộn chỉ để làm những gì mình thích. Thực phẩm chứa protein sẽ làm bé no, nên nếu bạn thấy bé thích ăn vặt và hay lục lọi tủ lạnh, hãy để trong tủ thức ăn có chất dinh dưỡng. Đậu, trứng, thịt, cá, phô mai và các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật là các thực phẩm chứa protein. Khuyến khích con bạn nhai thức ăn và bớt nghiền bữa ăn của bé lại. Lên hai tuổi, răng hàm lớn sẽ mọc để nhai và nghiền thức ăn trước khi nuốt.
Bạn nên hạn chế bớt nếu bé vẫn bú bình. Bình sữa hoặc chai đựng nước trái cây có thể gây sâu răng. Có nhiều loại ly cho trẻ em có sẵn vòi, nhưng hầu hết trẻ tuổi này có thể uống ly bình thường. Hãy để bé thấy bạn uống nước chứ không phải là nước ngọt hay rượu.
Giữ cho bé khỏe mạnh
Đừng bảo thủ với chuyện đưa bé ra chơi bên ngoài trời. Hệ thống miễn dịch của bé sẽ làm việc hiệu quả nhất nếu ngay từ đầu đã đối phó với các sinh vật qua cuộc sống hàng ngày. Việc tiêm ngừa các loại bệnh, rửa tay và hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh sẽ giúp bé khỏe mạnh. Hỗ trợ để hệ thống miễn dịch của bé hoạt động tốt là điều quan trọng. Những yếu tố như ngủ đủ giấc, dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng nghỉ ngơi và tập thể dục, có cuộc sống gia đình hạnh phúc sẽ giúp hệ thống miễn dịch của bé hoạt động tốt.
Khi bé không khỏe, tình cảm của bạn dành cho bé rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy trẻ có cha mẹ chăm sóc tốt có thể phát triển sức khỏe tinh thần tốt hơn. Cảm giác "gần gũi" bé và làm cho bé thoải mái là rất quan trọng. Dù có vẻ quá sớm, nhưng ở tuổi này bé đã hiểu được những gì liên quan đến bố mẹ. Tình yêu và sự quan tâm dành cho bé không bao giờ lãng phí.
Lời khuyên chung
- Nếu bạn không nuôi thú cưng, bây giờ là lúc có thể tìm một con. Thông qua bạn, bé con sẽ học được cách tôn trọng động vật và những gì liên quan đến việc chăm sóc thú cưng. Đối xử nhẹ nhàng, cho thú ăn, tập thể dục và chơi với mấy con vật là khái niệm quan trọng để tìm hiểu.
- Hãy dành một đêm đi đâu đó với chồng bạn và chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa hai người. Một trong những điều tích cực nhất bạn có thể làm cho con mình là có tình cảm vững chắc với chồng bạn. Các cặp vợ chồng đồng lòng và chia sẻ trong việc chăm sóc con cái thường dễ vượt qua nghịch cảnh và đạt được niềm vui từ các hoạt động gia đình.
- Hãy thực hiện một số hình thức thể dục mỗi ngày và cho trẻ tham gia cùng. Một buổi đi bộ đơn giản, tham quan viện bảo tàng, đi bộ quanh khu nhà ở hoặc đi xe đạp không có gì phức tạp.
- Ngay cả khi bạn bị ám ảnh đáng sợ về chính mình, hãy che giấu nỗi ám ảnh này với bé. Nghiên cứu cho thấy trẻ em không có một nỗi sợ hãi bẩm sinh nào, nhưng có thể phát sinh do quan sát phản ứng từ cha mẹ.