Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là gì?
Đường hô hấp là con đường đưa khí oxy từ môi trường bên ngoài vào cơ thể đến tế bào để tạo năng lượng và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể để duy trì sự sống.
Đường hô hấp được chia thành trên và dưới, ngăn cách nhau bởi sụn nhẫn. Trong đó đường hô hấp trên bao gồm các cơ quan: mũi, hầu, họng, các xoang và thanh quản; đường hô hấp dưới gồm: khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em: chẩn đoán và điều trị
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ là phản ứng phức tạp của cơ thể khởi phát sau khi tổn thương tế bào hay do vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp trên của trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em: chẩn đoán và điều trị
Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là do sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào trong niêm mạc đường hô hấp. Các vi khuẩn thường gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ bao gồm: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, …
Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp viêm đường hô hấp trên do virus như: HSV, Coronavirus, Enterovirus, …
Các tác nhân vật lý có thể gây viêm đường hô hấp trên như do nhiệt, xạ trị, chấn thương lồng ngực, không khí quá khô, quá ẩm, quá nóng, …
Không dừng lại ở đó, các tác nhân hóa học cũng có thể gây viêm đường hô hấp trên như: chất kích ứng ở dạng khí, bụi, hoá chất, khói thuốc lá, khói xe,…
Ngoài ra các nguyên nhân bên trong cơ thể gây ra sự hoại tử các mô hô hấp như: tắc nghẽn, xuất huyết mạch máu phổi, viêm tắc động mạch phổi, …
Dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em thường xuất hiện tại 2 vị trí:
- Viêm mũi: mũi làm chức năng dẫn khí từ ngoài qua hầu họng, thanh quản, vào đường hô hấp dưới, làm ẩm khí và lọc khí bảo vệ cơ thể. Khi bị viêm mũi sẽ làm niêm mạc mũi phù nề và tăng tiết dịch làm phì đại cuống mũi. Khi 2 mũi đều bị nghẹt trẻ sẽ thở bằng miệng, hậu quả là khí đi vào đường thở không được làm ẩm, làm ấm và làm sạch nên sẽ dễ gây khô miệng, khô họng và làm BN bị viêm họng hoặc viêm đường hô hấp dưới. Triệu chứng: nghẹt mũi, chảy mũi (trước/sau), ho, …
- Viêm thanh quản: thanh quản là đường dẫn khí duy nhất vào đường hô hấp dưới, khi thanh quản bị viêm có thể gây phù nề niêm mạc vùng thanh quản và dây thanh âm làm hẹp và bít đường thở gây suy hô hấp
Để chẩn đoán được trường hợp viêm đường hô hấp trên chủ yếu sẽ dựa vào các triệu chứng cơ năng và thực thể của trẻ nhỏ:
- Trẻ có các triệu chứng của Hội chứng tắc nghẽn hô hấp trên: khó thở thì hít vào, hoặc cả 2 thì hít và thở, có tiếng rít thanh quản khi thăm khám.
- Trẻ có Hội chứng đáp ứng Viêm toàn thân nếu viêm đường hô hấp trên do nhiễm vi khuẩn: sốt > 38 độ C hoặc < 36 độ C, nhịp tim > 90 nhịp/phút, nhịp thở > 20 lần/phút,
- Nếu nguyên nhân do siêu vi, trẻ có Hội chứng nhiễm siêu vi: sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ, nhức đầu, …
- Nặng hơn nữa có thể dẫn đến Hội chứng suy hô hấp cấp: khó thở, NT > 30l/phút, co kéo cơ hô hấp phụ, …
- Ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau rát họng, ho, …
- Đối với viêm thanh quản do virus, bệnh nhi sẽ bị khàn tiếng hoặc mất tiếng do dây thanh âm bị viêm nhiễm, phù nề.
- Viêm đường hô hấp trên thường lui dần sau 5-6 ngày, có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần, nếu dài hơn có thể gợi ý đến các bệnh khác như viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản.
Điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em: chẩn đoán và điều trị
Đa số các trường hợp viêm đường hô hấp trên ở trẻ em thường nhẹ và tự giới hạn trong vòng 2 tuần vì vậy không cần biện pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh nhi có thể tự điều trị triệu chứng ở nhà mà không cần thăm khám bác sĩ hoặc sử dụng thuốc.
Cần nghỉ ngơi hợp lý, hoạt động vận động thể lực ở mức vừa phải, không quá sức. Uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi do chảy nước mũi, sốt và ăn uống kém do viêm đường hô hấp trên. Có thể sử dụng một số thuốc điều trị triệu chứng để giảm bớt khó chịu cho trẻ:
- Thuốc hạ sốt: acetaminophen, …
- Thuốc kháng histamin để giảm nghẹt mũi
- Thuốc điều trị ho như dextromethorphan, guaifenesin, codein
- Thuốc kháng viêm như dexamethasone, prednisolone dùng để giảm viêm và phù nề đường hô hấp
Kháng sinh được sử dụng trong một số trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên liên quan đến vi khuẩn, và không nên tự ý mua sử dụng ở các nhà thuốc tây vì việc sử dụng kháng sinh liên quan đến một số tác dụng không mong muốn và có thể thúc đẩy đề kháng kháng sinh và nhiễm khuẩn thứ phát, nên kháng sinh cần được sử dụng thận trọng theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ là phản ứng phức tạp của cơ thể khởi phát sau khi tổn thương tế bào hay do vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp trên của trẻ em. Bệnh sẽ có thể tự giới hạn trong vòng 2 tuần nhưng trẻ cần nghỉ ngơi hợp lý, hoạt động vận động thể lực ở mức vừa phải, uống nhiều nước và có thể sử dụng một số thuốc điều trị triệu chứng để giảm bớt khó chịu cho trẻ theo đơn của bác sĩ.