Việc so sánh chiều cao của bé với bảng tăng trưởng chiều cao để biết được sự phát triển chiều cao của bé, tuy nhiên, với trẻ dưới 3 tuổi sự chênh lệch lên/xuống so với chuẩn biểu đồ tăng trưởng là bình thường, mẹ không nên quá lo lắng.
Chiều cao của bé từ 3 – 10 tuổi cần tăng trưởng theo 1 đường trong biểu đồ tăng trưởng, nếu lệch 1 dòng trong biểu đồ tăng trưởng trong 2 – 3 tháng, mẹ nên phản ánh vấn đề này với chuyên gia dinh dưỡng để được đánh giá tốt hơn.
Đặc biệt, các bé sau 12 tháng tuổi có chiều cao tăng chậm, thậm chí trì hoãn và sẽ trở lại ổn định trên 1 đường khi bé 30 tháng. Nếu bé nhà bạn sinh quá nhỏ, hoặc quá lớn mẹ cũng không cần quá lo lắng, điều này sẽ được điều chỉnh sau 15 tháng.
Ngoài các yếu tố di truyền, hormone thì sự thiếu hụt dinh dưỡng, năng lượng cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Dinh dưỡng để trẻ phát triển chiều cao tối đa
Theo các chuyên gia, trong 12-15 tháng, dinh dưỡng không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng chiều cao, đa phần là do ảnh hưởng của gen. Nhưng việc thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của bé và dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao của bé ở những giai đoạn sau đó và đặc biệt trước dậy thì. Do đó, cân bằng, xem xét và lưu ý bổ sung đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn là việc cần thiết cho sự phát triển chiều cao tối đa của bé.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai cũng góp phần ảnh hưởng đến chiều cao của bé sau này. Do đó khi mang thai cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong 4 nhóm chính, lưu ý bổ sung đủ các chất dinh dưỡng sau: Sắt, Canxi, vitamin B12, B6, chất béo tốt omega-3.
Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi cần được bú sữa mẹ đầy đủ hoặc bổ sung sữa công thức nếu cần. Trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi vẫn nên duy trì sữa mẹ, bên cạnh đó, bé nên được bổ sung đủ các chất sau: sắt, kẽm, omega-3, canxi, vitamin E, vitamin D, riboflavin, thiamine and vitamin B6 để phát triển chiều cao tối ưu.