1. Biểu hiện sốt sau khi tiêm phòng
Trẻ sau tiêm phòng thường bị sốt
Trẻ sau khi tiêm phòng thường có dấu hiệu sốt nhẹ, đôi khi sốt cao lên tới 39 độ, kèm theo tình trạng mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc, nhức đầu. Các dấu hiệu này sẽ thể hiện rõ sau 1 giờ hoặc 1 ngày tiêm phòng. Trong các trường hợp tiêm phòng cho bệnh thương hàn, ho gà trẻ sẽ sốt rất cao và vật vã.
Một số mũi tiêm phòng quai bị, sởi dấu hiếu sốt có thể sảy ra muộn như sau mũi tiêm 5 - 12 ngày trẻ tiêm phòng bị sốt.
2. Cha mẹ làm gì khi trẻ tiêm phòng bị sốt
Sau khi tiêm phòng, trẻ có dấu hiệu sốt là bình thường, tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan mà cần chăm sóc trẻ đúng cách để con nhanh hạ sốt, phòng những biến chứng bất ngờ. '
- Cho con mặc quần áo thoáng mát, chườm mát cho bé bằng khăn ấm ở các vị trí nách, bẹn, gáy.
- Thường xuyên cặp nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ của con.
- Cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi về. Thông thường, trẻ sẽ uống thuốc ngay sau đó hoặc sau khi ăn. Ngày cho uống từ 3 - 4 lần.
- Cho trẻ uống nhiều nước để cơ thể nhanh hạ sốt và bù nước. Tiếp tục cho trẻ ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, lỏng mềm để con dễ nuốt, dễ tiêu. Trẻ bú sữa mẹ thì bú nhiều hơn để con nhanh khỏi bệnh.
- Vẫn cho trẻ tắm bình thường bằng nước ấm. Tắm sạch sẽ sẽ giúp cơ thể trẻ mau phục hồi hơn. Tuy nhiên, thời gian tắm cần nhanh và tắm sớm để phòng trẻ bị bệnh nặng hơn. Tắm trẻ trong phòng kín để không bị gió lùa.
- Tuyệt đối không nên cho bất kỳ chất gì lên vết tiêm vì có thể làm nhiễm trùng vết tiêm.
3. Khi nào đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Trẻ tiêm phòng bị sốt là dấu hiệu bình thường, tuy nhiên, ở một số trẻ tình trạng sốt nặng nề, uống thuốc hạ sốt không thuyên giảm, thân nhiệt tăng, khóc dai dẳng khoảng 3 tiếng đồng hồ, có hiện tượng co giật thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế tin cậy để chăm sóc khẩn cấp.