Tai là mộ cơ quan quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nếu che mẹ không chú ý vệ sinh, chăm sóc thì rất dễ làm tai của trẻ tổn thương. Trong tai sẽ có lớp ráy tai, ráy tai là chất bôi trơn tự nhiên được sinh ra do các tuyến ráy nằm trong tổ chức dưới da của ống tai ngoài, ráy tai thường có ba dạng là ướt, khô, cứng.
Ráy tai chính là một lớp màng bảo vệ tai khỏi bị tổn thương và nhiễm cho trẻ, nên ngày nào các cha mẹ cũng lấy ráy tai cho con không phải biện pháp tốt, nếu ráy tai mới chỉ đóng thành một mảng mỏng thì chưa nhất thiết phải lấy ra cho trẻ, nhiều trường hợp ráy tai tự thoát ra ngoài còn nếu thấy ráy tai quá nhiều thì lựa chọn cách vệ sinh an toàn nhất cho trẻ.
Dụng cụ để lấy ráy tai cho trẻ
Với trẻ nhỏ cha mẹ nên dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng vùng vàng tai cho trẻ sau khi tắm, sau đó có thể xoắn khăn thành hình kén đưa một đoạn ngắn vào ống tai của trẻ để tác động đến ráy tai làm chúng có thể bong ra ngoài, nhưng cũng không nên kích thích vào ống tai của trẻ quá nhiều vì có thể làm ráy tai của trẻ sản sinh nhiều hơn và đẩy ráy tai vào sâu bên trong hơn bình thường.
Nút ráy tai và cách vệ sinh an toàn
Nhiều trường hợp trẻ bị hẹp ống tai, bài tiết quá mức do rối loạn bài tiết các tuyến ở ống tai, chấn thương, nhiễm trùng, hay dùng tăm bông vệ sinh tai không đúng cách làm ráy tai đẩy sâu vào trong tích tụ lâu tạo thánh nút ráy tai.
Nhiều trường hợp nút ráy tai ứ đọng gây ù tai, nghe kém, khó khăn khi phát âm nên cần thiết phải loại bỏ, thường cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sỹ lấy ráy hoặc hút ra cho trẻ. Nếu không có điều kiện thuận lợi cha mẹ cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý vào tai trẻ hàng ngày 3 -5 lần để ráy mềm và trôi ra ngoài, nên nhỏ đều trong khoảng 5 -7 ngày nếu không tiến triển nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Từ những vấn đề như trên nên cha mẹ cần chú ý không lấy ráy tai quá thường xuyên cho trẻ, chỉ vệ sinh khi thật sự cần thiết như tai trẻ có quá nhiều ráy gây bít tắc, viêm nhiễm, chỉ nên vệ sinh 2 – 3 lần một tháng. Không dùng các vật sắc nhọn để lấy ráy tai cho bé vì có thể làm tổn thương tai và đẩy ráy vào sâu hơn, không cố gắng lấy khi trẻ quấy khóc hay ráy tai quá cứng, thường xuyên kiểm tra tai của bé để phát hiện các bất thường kịp thời.
Ráy tai cũng là một lớp màng bảo vệ tai, khi chúng mới chỉ là lớp mỏng thì không nhất thiết phải lấy đi nên cha mẹ cần biết cách chăm sóc tai cho trẻ đúng cách để tránh làm tổn thương.