Phân loại mức độ nặng của bệnh tay chân miệng
- Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.
- Độ 2: rung giật cơ, bức rức, chới với.
- Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.
- Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.
- Đối với trẻ bị bệnh cấp độ I: Có thể cho trẻ điều trị tại nhà bằng cách:
– Khi trẻ sốt, đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng. Chỉ sử dụng cho trẻ sốt từ 38 độ C trở lên. Mỗi lần sử dụng cách nhau từ 4 -6 giờ.
– Cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng để vệ sinh răng miệng.
– Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý.
– Có thể sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ.
– Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
– Tái khám trong 7 ngày đầu của bệnh, mỗi lần cách nhau từ 1-2 ngày.
- Đối với cấp độ khác: Cần theo dõi các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện. Nếu trẻ: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.
Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng
– Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng lây bệnh cho các trẻ khác.
– Cho trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiểu
– Người lớn sau khi mặc, thay tã, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh phải rửa tay sạch sẽ.
– Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.