Bệnh sốt xuất huyết
Theo các chuyên gia, đây là bệnh nguy hiểm hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới bùng phát thành dịch.
Bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột 39- 40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, kèm theo đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban… Do đó, khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các virus khác nhau thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam, bệnh bùng phát nhất vào giai đoạn chuyển mùa.
Biểu hiện như: Loét miệng, ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân. Một số triệu chứng cảnh báo sớm khác có thể xuất hiện kèm theo bao gồm: Sốt cao, chán ăn, ho, đau bụng, đau họng, gây nôn (nhất là nếu do chủng enterovirus 71 gây ra)… Những triệu chứng sớm này có thể kéo dài 12-48 giờ. Đến nay vẫn chưa có vắc xin cho bệnh tay chân miệng, vì thế cha mẹ cần hết sức ngừa bệnh cho con.
Bệnh cúm mùa
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính xuất hiện hầu như quanh năm nhưng phổ biến khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh do các chủng virus cúm A, cúm B,… có thể lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp,…
Đặc trưng của cúm mùa là khởi phát đột ngột với sốt cao, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và đau khớp, khó chịu, đau họng và chảy nước mũi. Cúm mùa lây lan rất nhanh và dễ dàng vì khi một người bị cúm ho các hạt nhỏ bị nhiễm bắn vào không khí và người khác hít chúng vào và trở nên phơi nhiễm. Cúm mùa xảy ra trên toàn cầu với tỷ lệ tấn công hàng năm ước tính khoảng 5-10% ở người lớn và 20-30% ở trẻ em.
Tiêu chảy
Theo thống kê của WHO thì có sự khác biệt theo mùa ở nhiều vùng khác nhau. Ở những vùng ôn đới, tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra vào mùa nóng; ngược lại, tiêu chảy do virus, đặc biệt là Rotavirus lại xảy ra cao điểm vào mùa đông. Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng thường hay mắc bệnh này nhất.
Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ tiêu chảy kéo dài: Số lần đi ngoài khi giảm, khi tăng; Phân lỏng, lúc đặc, lổn nhổn, có mùi chua, khẳm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy khi không dung nạp đường; Phân có thể nhầy hồng hoặc có máu, khi đi đại tiện phải rặn, khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài sau lỵ; Trẻ biếng ăn, khó tiêu, ăn thức ăn lạ dễ bị tiêu chảy trở lại…