Thiên thần nhỏ của bạn đã chính thức được hai tuổi rưỡi. Mặc dù chỉ mới có 6 tháng trôi qua kể sinh nhật 2 tuổi của bé, nhưng thời gian này, bé sẽ trưởng thành phát triển hơn gấp bội. Thói quen của bé đã được hình thành và bây giờ, bé đã có vị trí riêng của mình trong gia đình. Khi nhìn bé, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy bé thật trưởng thành nhưng cũng có khi bạn thấy bé thật bé bỏng và dễ thương.
Bé sẽ quấn quýt với bạn nhiều trong giai đoạn này. Bé bắt đầu phát âm rõ hơn, ghép được nhiều từ hơn để tạo thành câu có nghĩa do vậy những cuộc nói chuyện sẽ bớt đi những khoảng lặng và bé hào hứng tham gia vào tất cả chủ đề của câu chuyện. Bé cũng hiểu thêm về cách hội thoại và biết chờ (dù chỉ được một chút thôi) đến lượt mình được nói. Khi bạn nói, bé sẽ nhìn miệng bạn và cố gắng bắt chước cách phát âm và nét mặt của bạn nữa.
Ngay cả khuôn mặt bé cũng có nhiều điểm khác biệt. Bé ở độ tuổi này thường có gương mặt tròn nhỏ, không còn là gương mặt của trẻ sơ sinh nhưng cũng không phải là quá trưởng thành. Bé trông dễ thương và ngây thơ, nhưng bạn đừng mắc lừa nhé, đằng sau đôi mắt to tròn kia là một bộ não đang quan sát và hấp thụ tất cả những tương tác, sự vật, sự việc như một miếng bọt biển. Không có một phút giây nào là lãng phí với bé ở tầm tuổi này. Và hãy luôn biết rằng, dù có bao nhiêu người xung quanh bé đi nữa, bạn vẫn là người thấy quan trọng nhất.
Vì bây giờ bé có thể nói rất rõ ràng và trưởng thành, bạn có thể nhầm tưởng rằng bé đã lớn. Thực ra bé tuổi này khá kém kiên nhẫn, nên nếu bạn bảo bé đợi, việc đó cũng không phải là dễ dàng với bé. Việc sắp xếp đồ đạc chẳng hạn là một mẹo hay để giữ cho bé linh hoạt và được vận động, nhưng không nên để bé nghịch ngợm quá mức.
Bé tuổi này có thể gọi tên đồ vật chính xác, bắt chước hành động của ba mẹ và đòi đến lượt mình làm các hành động đó. Bé vẫn sẽ chưa hào hứng chia sẻ những ý nghĩ và cũng chưa thể tỏ ra thương cảm khi có ai đó bị đau. Bé có thể bắt chước những điều bé thấy bạn làm khi có ai đó bị đau, nhưng nếu trong hoàn cảnh tương tự, những thể hiện của bé vẫn chỉ là một sự bắt chước. Con của bạn, đặc biệt là các bé gái, thường thích chơi trong tủ giày. Hãy dành thời gian xem bé mặc quần áo, kể cho bé nghe về một thế giới tưởng tượng và tỏ ra tin tưởng khi chơi cùng bé.
Chơi và tương tác
Ở tuổi này bé vẫn còn thích chơi một mình. Bé biết tự chơi và ít khi chờ bạn chơi cùng. Thậm chí bé còn có ý tưởng, có kế hoạch khi chơi, biết tuân thủ các bước tuần tự và phát hiện ra nếu có phần nào của đồ chơi bị thiếu. Bé sẽ thấy vui khi bạn khen bức tranh hoặc tác phẩm nhỏ của bé và sẽ muốn bạn để chúng ở một vị trí nổi bật trong nhà cho mọi người cùng thấy. Đừng cho bé thấy bạn ném những tác phẩm nghệ thuật của bé đi. Vì bé vẫn chưa thể nhận ra rằng bức vẽ này của bé cũng giống như nhiều bức khác, nên nếu bạn làm vậy, bé có thể thấy tổn thương và tỏ ra rất nhạy cảm với những hành động mang ý nghĩa từ chối.
Lúc này bé có thể thông báo với bạn những việc bé sắp làm và rất nhiều lần yêu cầu bạn xem bé biểu diễn. Bé sẽ trông đợi sự quan tâm của bạn và luôn muốn nhận được sự đồng ý từ bạn. Bé tuổi này luôn cần cảm giác bé là niềm vui của ba mẹ. Thiếu đi cảm giác quan trọng này, bé có thể gặp khó khăn trong việc phát triển cái tôi và giữ cho cảm xúc ổn định. Không nhất thiết là lúc nào bạn cũng phải nói với bé rằng bé là một em bé tuyệt vời, bé sẽ cảm nhận được điều đó từ những lời khen chân thành và tình cảm mà bạn dành cho bé.
Bạn có thể mong đợi những gì trong tháng này?
Bé có thể trở nên nghịch ngợm và nói một số từ không hay. Bé có thể kể những câu chuyện ngắn hay nói rằng bé đã không làm điều gì đó mà bé rõ ràng có làm, đổ lỗi cho người khác và giấu những thứ mà bé muốn giữ lại cho mình. Đối với một bé tuổi này, thế giới thật và tưởng tượng có thể đan kết với nhau rất chặt chẽ. Bé chưa có khả năng nhận thức về các giá trị, sự thật và sự tôn trọng như người lớn, nên đừng mong đợi những hiểu biết vượt quá khả năng của bé. Hình phạt vẫn chưa phù hợp như bé tuổi này vì đầu óc bé vẫn chưa thể liên kết được nguyên nhân và hậu quả một cách rõ ràng. Thông điệp bạn trao đổi với bé phải nhẹ nhàng, nhưng rõ ràng, để bé biết bé phải nói với bạn điều bé muốn chứ không phải chỉ đơn giản là giật lấy nó. Khen ngợi bé khi bé trả vật về chỗ và khi bé cho bạn biết những gì bé sắp làm.
Bé có thể trở nên giận dữ vì bộ não của bé lúc này vẫn còn nhiều liên kết với trang thái não lúc sơ sinh. Điều này có nghĩa rằng bé có thể nhanh chóng leo thang những cảm giác giận dữ, thất vọng và tuyệt vọng. Việc chờ đợi đến khi những "cơn bão cảm xúc" của bé trôi qua, với cha mẹ, giống như một khoảng thời gian vô tận. Sẽ tốt hơn nếu bạn giữ được bình tĩnh, yêu cầu hỗ trợ khi cần và đừng để bị cuốn theo cảm xúc của bé. Bé sẽ tìm đến bạn để được trấn an và ổn định khi bé thấy thế giới nhỏ của riêng mình thật ra không như bé mong muốn.
Có đôi lúc bạn cần phải hít một hơi thật sâu hay cần một vài phút yên tĩnh mà không có bé. Giữ một danh sách tên và số điện thoại của những người bạn có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, nói chuyện với họ sẽ làm bạn bớt cảm thấy bất lực.
Một số bé vẫn còn được bú sữa mẹ ở tầm tuổi này. Quyết định khi nào ngừng cho con bú là một quyết định hoàn toàn cá nhân và đối với một số bà mẹ có bé tập đi, điều này tiếp tục cung cấp mối dây liên kết đặc biệt. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bé bú nhiều sữa hơn là thức ăn dạng rắn, hãy hạn chế số lần cho bé bú sữa. Nếu bạn đang cho một bé nhỏ hơn bú sữa mẹ, chú ý giữ cho bé tập đi của bạn không uống lấn vào phần sữa của em bé nhỏ hơn. Đảm bảo bạn cho bé nhỏ bú no sữa trước, rồi hãy đến bé lớn, vì chế độ dinh dưỡng cho bé tập đi nên bao gồm nhiều thức ăn dạng rắn hơn là sữa. Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú cần phải đảm bảo hàm lượng canxi, carbohydrate và protein cao, thì mới đáp ứng được yêu cầu của việc cho con bú.
Nếu bé của bạn không thích nhai, hãy kiên nhẫn cho bé thức ăn dạng hạt và sợi. Cuối cùng bé sẽ học cách chấp nhận những thực phẩm này và không từ chối chúng nữa. Những khó khăn bé gặp phải khi nuốt, sự quá mẫn cảm với thức ăn dạng hạt sẽ được cải thiện đáng kể nếu bạn giữ bình tĩnh, không phản ứng quá vội vàng và kiên nhẫn tập cho bé thường xuyên. Hãy làm mẫu cho bé và giúp bé có một cách ăn uống lành mạnh.
Giữ cho bé khỏe mạnh
Dù cho bạn đã dạy bé đi toilet, vẫn còn nhiều khả năng bé gặp phải những trục trặc. Bé còn ham chơi nên bé sẽ chần chừ việc đi vệ sinh cho đến khi bé không thể giữ được nữa. Đừng lo lắng vì đây không phải là dấu hiệu bé bị thụt lùi. Một vài bé chỉ cần chút nhắc nhở để giúp bé nhớ rằng bé nên đi toilet trong lúc chơi.
Đừng tạo thói quen bắt bé đi toilet chỉ vì bạn có việc phải ra ngoài. Đặc biệt là với bé gái, điều này có thể dần dần dẫn đến các vấn đề với bàng quang vì nó tạo một cảm giác cấp bách kéo dài trước khi bàng quang thực sự đầy. Mặc dù khuyến khích bé đi trước khi bạn rời khỏi nhà là thực tế, nhưng nếu bé nói rằng bé không cần phải đi hãy để bé như vậy.
Lời khuyên chung
Hãy mua cho bé một chiếc xe đạp ba bánh mà bé có thể tự đạp được một mình. Khả năng làm chủ và phát triển kỹ năng của bé được xây dựng thông qua việc tiếp xúc và tương tác, nên hãy chú ý mua đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé.
Nếu bạn có khó khăn về kinh tế, hãy ghé các cửa hàng đồ cũ, EBay, hội chợ, hàng thanh lý, các trang quảng cáo để tìm được những vật dụng đã qua sử dụng nhưng còn tốt. Bạn có thể trao đổi đồ chơi của bé với những người bạn bè có con cùng lứa tuổi. Bé chán đồ chơi cũ, nên những đồ chơi khác, dù không còn mới, vẫn có thể làm bé hứng thú trong nhiều giờ.
Nếu con bạn đã bỏ lỡ dịp tiêm chủng vào lúc bé mới 2 tuổi, hãy tiêm chủng cho bé ngay.. Bạn cũng có thể truy cập các bài viết trong mục “Tiêm chủng” của chúng tôi để biết thêm thông tin.
Khuyến khích chồng/vợ bạn chơi và tương tác bé. Bé học được sự khác biệt khi chơi với người cùng hay khác giới tính.