Tự ý cho con uống thuốc hay chườm nước đá lạnh để hạ sốt cho bé là những sai lầm mẹ thường mắc phải khi chăm sóc trẻ bị sốt virut. Chẳng những không giúp con khỏi bệnh, việc chăm sóc không đúng này còn làm tình trạng bé thêm nghiêm trọng.
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sốt virut
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi chăm sóc trẻ sốt virut, mẹ chỉ cần giúp bé điều trị các triệu chứng. Chẳng hạn, khi bé sốt cao, mẹ giúp bé hạ sốt nhanh chóng, đồng thời bổ sung nước bù lại lượng nước con đã mất.
Nếu trẻ sốt không quá cao và vẫn tỉnh táo, chơi đùa, mẹ có thể giữ con tại nhà để theo dõi. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao kèm co giật hoặc sốt bỏ ăn, mệt mỏi, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay. Trường hợp sốt liên tục 3 ngày không bớt, dù bé tỉnh táo mẹ cũng nên đưa bé đi bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân bệnh.
Trẻ sốt từ 3 ngày trở lên cần được thăm khám để kịp thời xác định nguyên nhân
Ngoài các lưu ý trên, khi chăm trẻ sốt virut, mẹ cũng nên lưu ý một số lỗi sai sau. Tránh chăm sai ngược lại làm bệnh bé thêm trầm trọng.
- Không kịp thời bù nước làm trẻ bị mất nước nghiêm trọng, dẫn đến suy nhược
- Tự ý dùng thuốc hạ sốt không theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ những trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ C, mẹ mới nên cho bé uống thuốc. Đặc biệt, chỉ nên dùng nhóm thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol. Nhóm thuốc có thành phần Ibuprofen chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Mẹ có thể dùng khăn thấm nước ấm và lau người cho bé. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm cho bé.
- Cho bé uống kháng sinh để điều trị bệnh với sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Dùng nước đá lạnh lau người có thể gây co mạch, làm nhiệt khó thoát ra khỏi cơ thể hơn
Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt virut
Biểu hiện điển hình và dễ nhận biết nhất là thân nhiệt của bé tăng cao đột ngột. Bé có thể sốt từ 39-40 độ C. Ngoài sốt, mẹ cũng có thể phát hiện một số triệu chứng khác như:
- Nhức mình: Hầu hết trẻ bị sốt virut sẽ có cảm giác đau nhức mình mẩy, cơ bắp, đau đầu.
- Phát ban: Một số bé cũng bị phát ban sau 2-3 ngày sốt.
- Giảm thị lực: Đi kèm với tầm nhìn kém, trẻ cũng thường xuyên bị chảy nước mắt. Mẹ cũng có thể nhận thấy mắt bé bị đỏ, hoặc đổ ghèn.
- Nôn: Trẻ thường nôn rất nhiều lần trong ngày, nhất là sau bữa ăn.
- Các triệu chứng cảm: Trẻ bị sốt virut cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng của bệnh cảm cúm như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, đi ngoài. Một số ít trẻ nhỏ bị sốt virut có thể gặp vấn đề hô hấp. Bé lên lên cơn co giật liên hồi kèm tình trạng khó thở.
Sốt virut thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Vì vậy, ngoài tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị sốt virut, ba mẹ cũng nên có biện pháp phòng tránh bệnh phù hợp. Tốt nhất, khi đến các khu vực đông người, mẹ nên cho bé đeo khẩu trang. Đồng thời hướng dẫn bé cách vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.