Suy dinh dưỡng ở trẻ là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng cân nặng và chiều cao cũng như sự phát triển chung của trẻ.
Vậy suy dinh dưỡng có ảnh hưởng như thế nào?
- Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ: Khi bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập như: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy,... làm bé càng thêm biếng ăn, gầy guộc.
- Làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất: suy dinh dưỡng làm tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể bé kém phát triển, khiến bé chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với bình thường. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến vóc dáng và thể trạng khi trẻ trưởng thành.
- Suy dinh dưỡng trẻ em làm bé chậm phát triển trí não, phản xạ chậm, thiếu linh hoạt, tiếp thu kém. Bởi ngay cả những dưỡng chất thiết yếu nhất đã thiếu thì các vi chất như sắt, DHA, Taurine, Iốt, ... không thể nào đầy đủ cho sự phát triển não bộ.
- Không chỉ về sinh lý, suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến tâm lý
- Về vĩ mô, suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến tầm vóc thế hệ mai sau và năng lực lao động của trẻ khi trưởng thành.
Có thể thấy, suy dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp vào sức khỏe cũng như tương lai của bé. Vậy nếu chẳng may bé nhà bạn đang đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bạn nên làm gì?
I.Hãy chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng một cách khoa học
1. Về môi trường sống
Một hạt giống không thể nảy mầm nếu thiếu nước và ánh sáng.
Bạn đừng nghĩ môi trường xung quanh không ảnh hưởng đến bên trong cơ thể bé. Nếu phải sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, gần các mầm bệnh, .... sẽ không chỉ làm bé mệt mỏi, sức khỏe yếu đi, mà còn làm bé chán ăn, khó chịu, hay quấy khóc. Từ đó dễ dàng sinh bệnh và càng làm bé kém hấp thu.
Chính vì thế hãy tạo cho bé không gian thoáng đãng, sạch sẽ và thoải mái, tắm rửa thường xuyên. Một môi trường tốt chính là điều cần thiết đầu tiên ngay cả khi bạn muốn phòng ngừa hay điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ.
2. Tâm lý
Trẻ em là một trang giấy trắng mỏng manh, vì thế những hành động không mấy nhẹ nhàng của bố mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng bé.
Đừng làm bé phải hoảng sợ, đừng hăm dọa khi trẻ biếng ăn, bởi hành động đó sẽ phản tác dụng, làm bé có ác cảm và càng không muốn ăn. Thậm chí ngay cả khi bé cố nuốt thì cơ thể cũng rất khó hấp thụ do ảnh hưởng tâm sinh lý.
Khi dỗ bé ăn bạn nên tạo một không khí thật vui tươi, tích cực. Đó cũng là lý do vì sao những đứa trẻ vui tươi thường hay ăn và chóng lớn hơn.
3. Không nên quá kiêng khem khi bé bệnh
Việc kiêng ăn quá đáng cho bé là điều không nên. Để chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng trong thời gian bệnh, bạn hoàn toàn có thể cho bé ăn thức ăn bổ dưỡng được hầm nhừ, nghiền nhuyễn.
Nhiều mẹ chỉ cho bé ăn cháo trắng hoặc uống nước cháo loãng mà không cho ăn đầy đủ dưỡng chất vì sợ bé khó tiêu hóa, sợ bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, lúc bệnh mẹ càng phải cho bé ăn đầy đủ dưỡng chất để bé có sức chống đỡ với bệnh tật, vẫn đảm bảo chế độ ăn đủ chất như ngày thường nhưng chế biến mềm hơn, loãng hơn, cho bé ăn ít một, nhiều lần trong ngày.
Một chế độ ăn khoa học giúp bé nhanh hồi phục bệnh, hạn chế sút cân sau bệnh đấy ạ.
- Tẩy giun
Trẻ nhỏ hay đùa nghịch, cầm nắm thậm chí cho vào miệng bất cứ thứ gì trong tầm với, người lớn chúng ta không thể kiểm soát hết được. Chính vì vậy, để tránh nhiễm giun cho trẻ, bạn nên tẩy giun cho bé theo đúng định kỳ như chỉ dẫn của bác sĩ tùy vào độ tuổi của bé.
2. Tiêm ngừa
Hãy tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y Tế. Việc tiêm ngừa đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, tăng đề kháng, từ đó góp phần chống lại suy dinh dưỡng.
3. Vận động
Vai trò của việc tập thể dục chắc bố mẹ nào cũng đã biết. Với trẻ con cũng vậy.
Khi suy dinh dưỡng, cơ thể bé sẽ yếu đi, lười vận động, kém linh hoạt. Do đó, việc khuyến khích bé vận động cơ thể sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy tăng chiều cao, tăng cường đốt cháy năng lượng và kích thích bé thèm ăn, ăn ngon miệng hơn và đẩy lùi suy dinh dưỡng.
II.Hãy nuôi dưỡng bé như một chuyên gia
- Bữa chính chất lượng
- Chọn loại thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Nếu bạn đã nấu và để quá 3 giờ thì phải hâm lại trước khi cho trẻ ăn. Không cho trẻ ăn thức ăn để qua đêm.
- Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, đảm bảo cung cấp năng lượng cho trẻ cao hơn bình thường, bởi khi suy dinh dưỡng, trẻ không chỉ cần năng lượng để hoạt động mà còn cần thêm dinh dưỡng để cấu thành và phát triển cơ thể:
+ Duy trì nuôi bé bằng sữa mẹ cho đến khi bé đủ 18 -24 tháng tuổi
+ Đối với trẻ 1 – 2 tuổi, ngoài việc bú mẹ nhiều lần, nên cho trẻ ăn thêm 4 bữa/ngày.
+ Trẻ từ 3 – 6 tuổi nên cho trẻ ăn 5 -6 bữa/ngày
- Bữa ăn của bé cần đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột, đạm, béo, rau củ). Ngay từ khi tập cho trẻ ăn dặm, bạn có thể chế biến và xay nhuyễn đa dạng các loại rau củ, thịt cá, thay đổi vị mỗi bữa để đảm bảo dinh dưỡng đồng thời tạo vị ngon lạ cho bé không chán ngán.
- Chú ý đến phản ứng của bé khi ăn để điều chỉnh cách nêm nếm và độ loãng của thức ăn.
- Nhớ cho thêm dầu mõ vào thức ăn để tăng thêm năng lượng, cũng như giúp hấp thu hiệu quả các vitamin tan trong dầu.
Nói đến đây chắc các mẹ thấy một lượng thức ăn hơi bị khủng nhỉ? Nhưng bạn đừng quên, bé nhà mình đang bị suy dinh dưỡng đấy!
2. Thường xuyên đổi món
Không chỉ cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng mà mẹ còn nên thường xuyên thay đổi thực phẩm. Một mặt để bé không thấy ngán khi ăn, mặt khác giúp bé tiếp xúc nhiều loại mùi vị, hạn chế tình trạng “kén cá chọn canh” về sau.
3. Không ép bé ăn
Việc ép bé ăn món bé không thích, hoặc ép phải ăn hết một lượng thức ăn nhất định là không nên chút nào. Bởi việc này giống như bạn đang phải làm một công việc bạn không hứng thú và bị ép doanh số vậy! Khó chịu lắm phải không? Bé yêu cũng thế! Nên thay vào đó, bạn hãy chú ý xem bé thích loại thực phẩm nào, khẩu vị ra sao và nhất định phải luôn tạo không khí vui tươi, hòa nhã khi “chiến đấu”.
Với trẻ biếng ăn, bạn nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần và hãy nhớ không nên dọa nạt bé nhé!
Suy dinh dưỡng trẻ em gây ảnh hưởng lớn trực tiếp đến sức khỏe của bé ở cả hiện tại và tương lai. Không ai muốn bé yêu của mình suy dinh dưỡng cả, nhưng nếu vì một lý do vô tình nào đó bé không thể hoàn toàn khỏe mạnh, bạn hãy cố gắng chăm sóc và nuôi dưỡng bé đúng cách, để bé nhanh chóng bắt kịp sự phát triển với bạn bè cùng trang lứa nhé! Hãy cùng sữa GrowPLUS+ của NutiFood xây dựng nên một thế hệ trẻ em Việt Nam khỏe mạnh.