“Xử bay” chứng táo bón đau đớn khó chịu của bé bằng cách tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị sau.
Tình trạng táo bón cực kì phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhìn con yêu khổ sở nhăn nhó, bố mẹ cũng rất lo lắng và đau đớn. Hãy thử tìm hiểu xem bé bị táo bón là do một trong những nguyên nhân nào dưới đây:
Sữa của bé bị pha sai công thức
Khi pha sữa công thức cho bé, điều quan trọng là phải cho nước vào chai trước khi cho sữa vào. Nếu sữa bột được thêm vào trước rồi mới cho sữa, đều này sẽ làm cho công thức sữa bị đặc quá. Ngoài ra, chọn đúng liều lượng sữa để pha vào cũng là điều cần thiết. Các loại sữa khác nhau có cách pha khác nhau. Pha sai liều lượng có thể khiến sữa quá lỏng hoặc quá đặc. Sữa công thức bị pha quá đặc có thể gây áp lực cho thận, dẫn đến táo bón.
Sữa công thức bị pha quá đặc có thể gây áp lực cho thận, dẫn đến táo bón. (Ảnh minh họa)
Bé không tiêu hóa được sữa công thức
Thông thường, các bé được nuôi bằng sữa mẹ ít có nguy cơ bị táo bón hơn so với các bé uống sữa công thức. Một số bé gặp vấn đề trong việc hấp thụ sữa công thức và đó là nguyên nhân khiến bé bị táo bón. Nếu mẹ nghi ngờ, hãy cho bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn nên chuyển sang nhãn hiệu sữa nào cho phù hợp.
Bé đang thời kì tập ăn dặm
Các bé được khuyến khích từ 6 tháng tuổi trở đi mới bắt đầu được phép ăn dặm, khi bé đã có những dấu hiệu thể hiện sự sẵn sàng. Một số bé bị táo bón khi chuyển chế độ ăn từ toàn sữa sang thức ăn dặm vì bé chưa quen với thức ăn mới. Sữa mẹ và sữa công thức vẫn được coi là nguồn dinh dưỡng lí tưởng chính của bé trong suốt 12 tháng đầu đời. Khi mẹ cho bé ăn dặm, nhớ cho bé làm quen với đồ ăn một cách từ từ và vẫn phải duy trì bú mẹ hoặc bú sữa công thức.
Chế độ ăn uống thiếu nước, thiếu chất xơ
Một nguyên nhân rất phổ biến gây táo bón là sai lầm trong chế độ ăn uống: uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ do ăn ít rau xanh, quả chín, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày, trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn trẻ ăn sữa mẹ, mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.
Bé sợ đi ngoài
Một số trường hợp bé bị táo bón do tâm lý sợ đi WC, hay cố ý “nhịn”, khiến đại tràng giãn to. Phân bị tích trữ trong nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng tạo ra phản xạ đi ngoài. Trong trường hợp này, bố mẹ cần rèn cho con thói quen đi ngoài hàng ngày, mỗi ngày một lần, tránh tình trạng “nín nhịn”, vừa gây táo bón đau đớn, vừa hại cho thận.
Do thức ăn kích ứng
Một số nhóm thức ăn dễ gây táo bón cho bé, đặc biệt là khi bé ăn chúng với số lượng lớn: đồ ăn nhanh, tinh bột đã qua xử lí, các loại sữa, chuối xanh, bánh kẹo, thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ,...
Do khuyết tật bẩm sinh ở hệ tiêu hóa
Có thể bé bị tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: đó là các dị tật bẩm sinh: phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng. Khi mắc các bệnh này, trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi sinh. Ngoài ra, còn do nguyên nhân khác như trẻ bị nứt hậu môn, trĩ, nên đi tiêu bị đau, gây co thắt hậu môn. Loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón. Nếu bố mẹ nghi ngờ bé bị táo bón là do nguyên nhân này, hãy cho bé đến gặp ngay bác sĩ để kịp thời xử lí.