Trong lúc con đang đọc, cũng không nên hỏi con kiểu như:”Con yêu đang đọc gì vậy?”. Sự quan tâm của bạn sẽ biến thành mối nguy hại cho khả năng tập trung của con, để rồi sau này bạn lại trách con không thể ngồi im một chỗ, không đủ tập trung đọc sách.
4. Hãy để trẻ em yêu thương chó như một thành viên trong gia đình: Học cách trân trọng sinh mệnh.
Nhà Hideko có nuôi 1 con chó, 2 con cá vàng, 2 con châu chấu và 10 con nòng nọc. Nuôi động vật không phải để cho con chơi, cũng không hẳn chỉ để quan sát và còn để dạy con biết trân trọng những sinh mệnh.
Con gái lớn 6 tuổi phụ trách cho chó và châu chấu ăn, dọn sạch chỗ ở của chúng, dắt chó đi dạo (kẻ cả dọn phân chó). Con gái nhỏ 4 tuổi phụ trách nuôi cá. Khi 2 đứa trẻ vừa sinh ra được đưa từ viện về nhà, việc đầu tiên chính là cho chúng gặp chó nhà mình, nói với chúng rằng đây là thành viên trong gia đình, cần phải sống yêu thương nhau.
Khi 2 đứa trẻ ở nhà làm ồn, chú chó sủa lên vài tiếng như cảnh cáo 2 đứa nhỏ. 2 chị em sẽ tự bảo nhau: "Nó giận rồi chúng mình nhỏ tiếng lại nha”.
5. Để con làm việc nhà: Học cách giúp đỡ người xung quanh
Đừng nghĩ rằng con còn bé đến mức chưa tự lo được cho bản thân, không giúp đỡ được gì cho người khác. Đứa trẻ nào cũng có trái tim chân thành muốn giúp đỡ mọi người, người lớn nên nên biết cách phát huy điều này. Đối với chúng ta những việc làm này không đáng kể nhưng với con trẻ, nó là một thành tựu lớn sẽ xây dựng niềm tin cho con. Quan trọng là thúc đẩy sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần để đưa con bước vào xã hội này một cách dễ dàng nhất.
6. Dạy con hiểu “Cảm ơn” và “Xin lỗi”: Tương lai không bị xã hội chê cười
Có thể nhiều người cho rằng các nghi thức của người Nhật quá rườm rà, phức tạp nhưng trên thực tế, những người đã từng được đối đãi theo cách này lại không cảm thấy như vậy. Những đứa trẻ luôn niềm nở với mọi người và chăm chỉ làm việc thì lớn lên chắc chắn sẽ có tương lai xán lạn.
Những đứa trẻ không biết nói xin lỗi thường đổ mọi tội lỗi sang người khác, tương lai cuộc sống sẽ rất vất vả. Biết ơn và xin lỗi chỉ trong lòng thì chưa đủ, mà chúng ta phải khuyến khích con trẻ biểu đạt bằng ngôn từ và hành động.
7. Khuyến khích con chấp nhận rủi ro và thử thách: Học cách đối mặt với đau thương, khó khăn và thách thức
Thường thì những đứa trẻ yêu thích mạo hiểm và thử thách sẽ có IQ rất cao, luôn cố làm mọi việc kể cả có bị bố mẹ cấm. Trải qua thách thức sẽ khiến trẻ càng thêm trưởng thành. Trách mắng quá gay gắt sẽ giết chết tiềm năng thiên bẩm của trẻ. Cho dù biết đó là việc nguy hiểm, nhưng nếu con muốn làm thì hãy cho phép và động viên con làm trong một phạm vi nhất định. Bố mẹ cũng nên học cách kiềm chế nỗi lo lắng của mình, bình tĩnh đối mặt cũng như kỳ vọng vào việc con làm. Con bị chút thương tích không đáng lo, đáng lo là con không biết cách đối diện với rủi ro, khó khăn và thách thức.
Mục đích cuối cùng là dạy con biết cách tự lập. Cuộc sống luôn tồn tại những thất bại, chúng phải tự đối mặt với nguy hiểm và khó khăn, dũng cảm bước qua những thử thách, tự mình đi tìm hạnh phúc. Dù chúng ta có yêu con đến mức nào cũng không thể mãi mãi bao bọc chúng, đôi cánh của cha mẹ không đủ rộng đủ chắc để che chắn hết cho con những giông tố của cuộc đời này. Thay vì để con nấp dưới đôi cánh của mình, hãy dạy chúng cách tự do bay lượn giữa bầu trời, tự mình tạo nên một đôi cánh khỏe hơn.
Hideko hiểu rất rõ thế nào là hạnh phúc nhưng cô tuyệt đối sẽ không trao tất cả những hạnh phúc ấy cho con mình hưởng thụ. Cô mong muốn các con sẽ mạnh mẽ, dũng cảm hơn mình và hy vọng chúng có thể nếm trải hương vị của thứ hạnh phúc mà chúng tự giành được.