Sữa mẹ có đầy đủ tất cả lượng carbohydrate, protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sữa mẹ cũng chứa các kháng thể để giúp hệ miễn dịch vốn còn non nớt và dễ bị tổn thương của bé chống lại sự xâm nhập của các bệnh tật và viêm nhiễm như viêm phổi và tiêu chảy.
Vì vậy, việc cho bú mẹ đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Nuôi con bằng sữa mẹ trong những năm đầu đời luôn là quãng thời gian tràn ngập tình yêu thương và rất nhiều kỷ niệm đẹp. Các bà mẹ nếu không có vấn đề gì về sức khỏe thường được khuyến khích cho con bú trong vòng ít nhất 6 tháng đầu sau khi sinh. Và càng cố gắng bắt đầu cho bé bú càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay sau khi sinh bởi vì lúc này tuyến sữa của người mẹ sẽ tiết ra một chất có tên là Colostrum còn gọi là sữa non, mang hàm lượng dinh dưỡng cao, cực kỳ tốt và có lợi cho em bé.
Trên thực tế, không phải ai cũng muốn cho con bú. Nhưng chúng tôi sẽ giúp bạn lý giải vì sao nuôi con bằng sữa mẹ là rất quan trọng, và làm thế nào để cho con bú thành công, vì thực tế việc này có thể khó hơn bạn nghĩ. Ngoài ra, HUGGIES® còn đưa ra một số gợi ý để việc cho bé bú được thành công.
Vì sao nên cho con bú mẹ?
Một số bà mẹ quyết định không cho con bú vì lo ngại bộ ngực của mình sẽ xấu đi. Tuy nhiên, khá nhiều người chủ động muốn nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng gặp không ít khó khăn và cuối cùng cũng chọn sữa công thức để thay thế.
Trừ khi có các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe (như HIV hoặc viêm gan), bạn nên cho bé bú mẹ. Vì như đã đề cập ở trên, sữa mẹ có chứa các thành phần kháng thể tự nhiên giúp củng cố hệ miễn dịch còn mong manh của bé chiến đấu chống lại các bệnh tật có thể xâm nhập.
Sữa mẹ rất dễ tiêu hóa, vì vậy bé sẽ ít phun ra hay nôn mửa sau khi ăn. Hơn nữa, như bạn biết, sữa mẹ tiện dụng ở mọi lúc mọi nơi, không cần phải chuẩn bị, hâm nóng, làm sạch hay vô trùng.
Cho con bú cũng giúp giải phóng một số hormone và giúp mẹ có sự gắn kết gần gũi hơn với bé. Những hormone này sẽ giúp thư giãn, làm cho bạn cảm thấy vai trò người mẹ của mình thật thiêng liêng. Ngoài ra, cho con bú còn tạo nên sự gần gũi giữa bé và mẹ. Tất cả những điều này tiếp tục cũng cố và thắt chặt sợi dây gắn kết giữa mẹ và con.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho con bú có thể giúp các bà mẹ giảm được cân khá nhanh. Và ngoài ra, tuy không rõ lý do nhưng người ta biết rằng cho con bú cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng ở người mẹ. Nó cũng đã được chứng minh là có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ.
Cho bé bú như thế nào?
Cho con bú thường được coi là một trong những điều tự nhiên nhất của những người mẹ, nhưng có thực sự như vậy hay không? Thật ra, cho con bú không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là khi bạn làm mẹ lần đầu tiên. HUGGIES® sẽ giúp đem đến những thông tin hữu ích để bạn có thể cho con bú đúng cách và thành công.
Điều đầu tiên bạn cần làm là điều chỉnh tư thế của mình cho phù hợp, bạn nên ngồi trên một chiếc ghế thoải mái hoặc ghế sofa, chân nâng lên cao một chút. Kê một cái gối sau lưng và trong lòng bạn để hỗ trợ em bé, điều quan trọng là bạn phải thư giãn và thoải mái. Giữ em bé ở vị trí nằm ngang, mặt hướng về phía mẹ, đầu ngang với núm vú của mẹ. Bạn có thể dùng ngón tay của mình để nâng hay điều chỉnh nhẹ nhàng cho núm vú vào miệng bé, và hãy nhớ kịp thời rút chúng ra để bé khỏi ngậm trúng.
Nếu bé quay mặt đi chổ khác thì hãy nhẹ nhàng xoay bé lại, hướng vào núm vú mẹ. Để bé chịu mở miệng bú, hãy nhẹ nhàng đưa bé đến gần rồi lại tách ra khỏi đầu vú mẹ. Khi thấy miệng bé đã mở rộng, bạn hãy cho mặt bé áp sát vào ngực, cằm chạm trước, làm sao để môi dưới và lưỡi của bé tiếp xúc với vú mẹ đầu tiên. Khi bé đã ngậm được đầu vú, hãy giữ bé ở tư thế chắc chắn, ổn định sát vào ngực mẹ. Để nút được sữa thì em bé phải dùng miệng siết mạnh vùng phía sau núm vú mẹ. Khi bé đã nút xong vú bên này thì mẹ dùng tay nhẹ nhàng để miệng bé ra và cho bú tiếp vú bên kia.
Bạn nên cho con bú trong vòng 10 đến 15 phút mỗi bên vú, 8 đến 12 lần trong vòng mỗi 24 giờ.
Lời khuyên khi cho con bú
- Cố gắng cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt sau khi sinh.
- Hạn chế số người thăm nuôi ngay sau khi sinh để bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc, ôm ấp và cho bé bú.
- Cho bé bú càng lâu càng tốt, một số bé mới sinh có thể cần tới 45 phút để bú mẹ.
- Cố gắng không hạn chế thời gian và tần suất cho bé bú.
- Đừng cố cho bú khi bé đang khóc mà hãy dỗ bé nín trước rồi sau đó bắt đầu cho bú.
- Nếu núm vú bạn bị sưng hoặc nứt, hãy thử thoa thuốc mỡ nhẹ nhàng lên đó, và cần đảm bảo rằng nó không độc hại, đặc biệt là đối với bà mẹ đang cho con bú.
- Nếu bạn hút thuốc thì cần phải từ bỏ thói quen này từ lâu trước khi bắt đầu cho con bú, vì nó có thể làm cho sữa có vị rất tệ và không tốt cho bé.
- Cố gắng tránh sử dụng loại áo ngực có gọng dưới khi cho con bú vì chúng có thể gây nhiễm trùng.
Sữa mẹ có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe và sự phát triển của bé. Đó cũng là một phần rất quan trọng của quá trình nuôi dưỡng sự gắn kết yêu thương giữa mẹ và bé. Nếu bạn gặp khó khăn với việc cho bú, hãy tham khảo kinh nghiệm từ các bà mẹ và các y tá nhé.