1.Chú ý về cách chế biến:
- Rau củ hầm kỹ/nghiền nhuyễn: Rau củ hoặc các hạt đậu cho vào cháo nên được ninh nhừ/nghiền nhuyễn bởi trong giai đoạn ăn dặm, khả năng nhai của bé chưa hoàn thiện. Nghiền kỹ giúp cháo không còn những cục lổn nhổn khi chế biến, tránh gây nghẹn hóc cho bé mẹ nhé.
- Bổ sung dầu ăn vào cháo ăn dặm của bé: Thêm dầu ăn vào cháo ăn dặm cho bé giúp con hấp thụ những vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) đó mẹ. Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung 1 – 2 thìa dầu ăn loại dành riêng cho bé để hỗ trợ bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn nhé! Nếu mẹ chưa biết nên chọn loại dầu ăn nào, tham khảo ngay: 8 loại dầu ăn cho bé phát triển toàn diện
- Hạn chế cho muối vào cháo của bé: Mẹ hạn chế sử dụng muối cho bé bởi thời điểm này, chức năng lọc của thận còn non nớt, sử dụng muối quá nhiều sẽ khiến lượng muối trong máu cao và lắng đọng tại thận làm gia tăng nguy cơ gây rối loạn chuyển hoá, sỏi thận, tăng huyết áp và loãng xương,…
Hạn chế gia vị để bảo vệ sức khỏe bé yêu
2 – Chú ý về lượng cháo nấu trong bữa: Mẹ nên căn khả năng ăn của bé và nấu lượng cháo vừa đủ cho một bữa, không nên làm quá nhiều, hạn chế nấu nồi to cho cả ngày hoặc dự trữ lượng lớn trong tủ lạnh rồi hâm đi hâm lại nhiều lần dễ khiến thực phẩm mất dưỡng chất và khi giã đông không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, không tốt cho hệ tiêu hóa của con chút nào.
Giã đông không đúng cách là con đường cho vi khuẩn xâm nhập
3 – Chú ý về an toàn vệ sinh khi chế biến cháo củ đậu cho bé: Mẹ chú ý vệ sinh dụng cụ nấu ăn để diệt trừ vi khuẩn và loại bỏ mầm bệnh bảo vệ sức khỏe bé yêu. Đặc biệt, mẹ lưu ý phân biệt dao thớt cắt thịt và cắt rau củ riêng biệt để tránh nhiễm khuẩn chéo giữa các nhóm thực phẩm.
Chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng, thay vì sử dụng nước trắng để làm tăng hiệu quả làm sạch nhờ khả năng diệt khuẩn, loại trừ bụi bẩn và tồn dư hóa học, bảo vệ sức khỏe bé yêu.