Đây là khẳng định của các nhà khoa học Trường Đại học Washington sau khi thực hiện một cuộc nghiên cứu có tên “Trẻ nhỏ được bố mẹ hỗ trợ ngay từ khi còn nhỏ được dự đoán có hồi hải mã trong não bộ lớn hơn khi đến tuổi đi học”. Hồi hải mã chính là “trung khu não bộ nơi lưu giữ trí nhớ, kiểm soát cảm xúc và điều chỉnh căng thẳng”.
Bố mẹ thể hiện tình cảm cũng là một cách giúp trẻ phát triển trí tuệ.
Cuộc nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiến hành một vài năm trước với một bài kiểm tra đánh giá mức độ bố hoặc mẹ có thể trợ giúp trẻ từ 3-5 tuổi trong một vài tình huống nhất định diễn ra hàng ngày. Giai đoạn hai được thực hiện với 92 trẻ trong độ tuổi từ 7-13. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ trong bài kiểm tra vài năm trước nhận được nhiều sự giúp đỡ của bố mẹ có hồi hải mã lớn hơn khoảng 10% so với những trẻ không được bố mẹ trợ giúp.
2. Trò chuyện
Bố mẹ nói chuyện càng nhiều với trẻ, vốn từ của trẻ càng phát triển nhanh hơn và điểm số bài kiểm tra IQ càng cao hơn từ sau ba tuổi.
Những khác biệt về phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ sống trong môi trường ngôn ngữ phong phú với trẻ nhỏ trong môi trường thiếu ngôn ngữ đã được chỉ ra trong Nghiên cứu Hart & Risley năm 1995 và sau đó Nghiên cứu LENA kiểm chứng năm 2008.
Nghiên cứu Hart & Risley đã chỉ ra rằng “bố mẹ nói chuyện càng nhiều với trẻ, vốn từ của trẻ càng phát triển nhanh hơn và điểm số bài kiểm tra IQ của trẻ càng cao hơn từ sau ba tuổi”. Một đứa trẻ có bố mẹ “hay nói” nghe được 45 triệu từ trong bốn năm đầu đời, trong khi trẻ có bố mẹ “ít nói” chỉ nghe được 13 triệu từ, vì vậy sau bốn năm sự khác biệt sẽ lên tới 30 triệu từ.
Hai cuộc nghiên cứu đều chứng minh được vai trò của trò chuyện giữa bố mẹ và trẻ trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
Nghiên cứu LENA cũng chỉ ra, bố mẹ của trẻ từ 0-4 tuổi nói càng nhiều và số cuộc hội thoại phát sinh càng lớn thì khả năng ngôn ngữ của những đứa trẻ đó càng phát triển. Những đứa trẻ thông minh nhất – chiếm khoảng 10% - nghe được nhiều hơn 191 từ mỗi ngày và tham gia vào nhiều hơn 18 cuộc trò chuyện mỗi giờ so với những trẻ kém thông minh hơn.
3. Âm nhạc
Trẻ nhỏ có cơ hội tiếp xúc với âm nhạc (và nhảy nhót theo nhạc) phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn
Giáo sư Dennie Palmer Wolf – chuyên gia nghiên cứu về năng lực phát triển nghệ thuật ở trẻ nhỏ của trường Đại học Havard đã hợp tác với Nhà hát Carnegie Hall, Manhattan, Mỹ thực hiện một nghiên cứu có tên “Vì sao âm nhạc lại quan trọng” về vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ.
Trẻ biết cảm nhận âm nhạc, đặc biệt như là dậm chân, vỗ tay, nhún nhảy và di chuyển theo nhạc, có thể phát triển khả năng điều khiển hoạt động cơ thể theo hướng tốt nhất. Thậm chí những trò chơi hay bài hát đơn giản cũng giúp hình thành sự kết hợp giữa trí óc và cơ thể. Nếu trẻ chơi nhạc cụ khi lớn hơn, khả năng này tiếp tục phát triển. Tất cả các yếu tố này cấu thành mối liên kết quan trọng giữa nhiều khu vực của não bộ, giúp con người thực hiện những hành động và tương tác phức tạp.
Tiếp xúc với âm nhạc giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp.
Âm nhạc cũng giúp xây dựng tình cảm. Thậm chí những lời bập bẹ khi mới biết nói và âm thanh tạo ra khi chơi đùa cũng giúp phát triển các định hướng thần kinh nghe và nói ở trẻ. Trẻ sơ sinh được nghe âm thanh trực tiếp và tương tác với mình có thể biết nói sớm hơn và phát triển vốn từ phong phú hơn khi 1 tuổi.
Các nhà nghiên cứu từng dành thời gian quan sát các lớp học nhạc và múa đã phát hiện những đứa trẻ tham gia hoạt động nghệ thuật phát triển tình cảm theo hướng tích cực và có khả năng kiểm soát tình cảm tốt hơn.
Âm nhạc cũng có ích cho khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với các bạn đồng trang lứa. Âm nhạc, với nhịp độ và tiết tấu, lời ca và điệp khúc giúp trẻ hiểu được các “quy tắc” sống chung với mọi người. Âm nhạc cũng có thể giúp định hình cấu trúc tương tác xã hội cho trẻ từng gặp tổn thương tâm lý hay tự kỷ.
Cuối cùng, âm nhạc mang lại niềm vui và hứng khởi. Những tình cảm tích cực này là yếu tố quan trọng nhất của con người: giúp thu hút người khác, cải thiện tâm trạng, và giảm bớt nỗi buồn.
3. Trò chơi điện tử “thông minh”
Nếu được tiếp xúc với các loại trò chơi điện tử yêu cầu người chơi phải tư duy để giải quyết vấn đề, trẻ nhỏ có thể rèn luyện được tốc độ phân tích tình huống nhanh hơn 13% so với những đứa trẻ khác.
Phát hiện này của các nhà khoa học trường Đại học Rochester, Mỹ đã chứng minh được trò chơi điện tử hành động rèn luyện người chơi có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng. Người chơi thường “cảnh giác” cao độ với những điều diễn ra xung quanh họ. Điều này không những họ chơi tốt hơn, mà còn cải thiện các kỹ năng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày như làm nhiều việc cùng một lúc, lái xe, đọc chữ in nhỏ, theo sát bạn bè giữa đám đông và định hướng đường đi. Hơn nữa, não bộ của họ thu thập thông tin hiệu quả, giúp họ “căn chuẩn” từng giây đến thời điểm họ cần đưa ra quyết định.
Người chơi game hành động có năng lực giải quyết vấn đề tốt hơn.
5. Tự do vui chơi ngoài trời
Một giờ vui chơi ngoài trời giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ và tập trung tới 20%.
Các nhà nghiên cứu chuyên khoa thần kinh Marc Berman, John Jonides và Stephen Kaplan của trường Đại học Michigan đã khám phá ra lợi ích từ việc tiếp xúc với thiên nhiên đối với nhận thức của trẻ. Họ cũng chứng minh được đi bộ trong công viên, hay thậm chí ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên có thể giúp cải thiện trí nhớ và tập trung tới 20%.
Thiên nhiên đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển năng lực ghi nhớ và khả năng tập trung của con người.
6. Vận động
Khả năng làm toán của trẻ được cải thiện chỉ với 40 phút tập thể dục hàng ngày.
Theo một nghiên cứu của trường Đại học Khoa học Y tế Georgia, Mỹ, cân nặng và mức độ hoạt động thể chất là hai nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của trẻ. Nói cách khác, trẻ nhỏ có thói quen vận động đạt được điểm số cao hơn (ở khả năng lên kế hoạch và năng lực tập trung) so với những đứa trẻ thiếu hoạt động hay thừa cân béo phì.
Thường xuyên vận động không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn có ích cho khả năng nhận thức của trẻ.
7. Đồ ăn ít đường
Ăn thức ăn chứa nhiều đường hóa học làm giảm tốc độ suy nghĩ của não bộ, cản trở việc ghi nhớ và tiếp thu kiến thức.
Một nghiên cứu năm 2012 của trường Đại học California, Los Angeles đã chứng minh được nhận định này. Giáo sư giải phẫu thần kinh Fernando Gomez-Pinilla của Trường Y khoa David Geffen trực thuộc Đại học California cho biết, “Hấp thu thực phẩm chứa nhiều đường hóa học trong thời gian dài làm thay đổi khả năng học tập và ghi nhớ thông tin của não bộ. Vấn đề chúng tôi lo ngại là các loại đường hóa học trong thực phẩm chế biến sẵn như chất tạo ngọt và chất bảo quản”.
Đường được nhiều nghiên cứu chứng minh là tác nhân gây hại cho khả năng tư duy của não bộ.
Một nghiên cứu khác của trường Đại học Bang Oregan cũng chỉ ra rằng chế độ ăn uống chứa nhiều đường gây ra nhiều thay đổi ở vi khuẩn ruột khiến tính “linh hoạt trong nhận thức” bị suy giảm đáng kể.