1. Bệnh ngoài da ở trẻ: Hăm da rất phổ biến
Các vết hăm thường xuất hiện ở vùng da bị gấp nếp, ngấn như cổ, đùi, bẹn, vùng mặc tã. Khi bị hăm, da bé bị phát ban, bị đỏ, hơi sưng nề, thường xuất hiện nhiều ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khi trẻ bị hăm, mẹ sẽ thấy con quấy khóc hơn, nhất là khi thay tã hay đụng chạm vào vùng da bị đỏ.
Vết hăm hình thành do da của bé bị ẩm ướt trong một thời gian dài, thiếu sự lưu thông của không khí là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn trong nước tiểu phát triển trên da của bé.
Khi trẻ bị hăm, hăm tã, mẹ cần dùng nước ấm sạch rửa vùng da bị hăm (mông, bẹn, ngấn cổ, ngấn tay, chân…) rồi thoa thuốc, phấn rôm cho bé.
2. Bệnh ngoài da ở trẻ: Rôm sảy
Đặc biệt vào mùa hè tới, hoa quả nóng ngập tràn, trán, ngực, lưng bé thường nổi nhiều nốt đỏ và cứng. Da sần sùi và bé thường cảm thấy ngứa ngáy, đau châm chích, nhất là lúc nóng nực và mồ hôi ra nhiều.
Em bé của mẹ rất dễ bị rôm xảy là vì tuyến mồ hôi bị bít kín làm mồ hôi tắc nghẽn, không thoát ra ngoài da, gây ra mụn nước.
Khi đó, mẹ nên tắm cho trẻ em bằng sữa tắm hoặc thuốc tím pha loãng màu hồng nhạt, nước nấu mướp đắng (khổ qua), thoa bột Talc vào những vùng da nhiều mồ hôi. Bạn cũng nên cho bé uống nhiều nước, hạn chế ăn ngọt.
3. Bệnh ngoài da ở trẻ: Da của trẻ dễ bị kích ứng, dẫn tới viêm da
Trẻ bị viêm da khi có dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa ngáy toàn thân hoặc một vùng da cục bộ nào đó, kèm theo là các dấu hiệu bị sốt.
Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh, cấu trúc chưa ổn định nên dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài.
Để ngăn ngừa viêm da, mẹ cần vệ sinh da bé sạch sẽ, giữ da thoáng mát. Nếu viêm da trông khô, bạn nên dưỡng ẩm vùng da đó. Nếu phát ban bị ngứa, cho trẻ dùng kháng sinh toàn thân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần thiết.
4. Bệnh ngoài da ở trẻ: Bệnh chân tay miệng
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh. Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, than đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn.
Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Khi đó, trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Quan sát tiếp có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ. Phát hiện bệnh sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời thì trẻ dù có biến chứng nặng cũng có thể cứu được
Bệnh ngoài da ở trẻ: Thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh ngoài da có lây lan. Trẻ chỉ cần ở cạnh hoặc tiếp xúc với người bị bệnh cũng bị lây nhiễm. Trẻ bị thủy đậu thường có các triệu chứng chính như là nổi bóng nước (thường xuất hiện rất nhanh và nổi toàn thân). Trẻ nhỏ thường ít kèm theo sốt, trong khi trẻ trên 7 tuổi và người lớn thường kèm theo sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn. Các nốt bóng nước này thường nổi từng đợt, xen kẽ bóng nước cũ và bóng nước mới.
Thủy đậu thường không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ. Đặc biệt, nếu đã bị 1 lần thì thường sẽ không bị nữa. Hầu hết trẻ chỉ cần điều trị ở nhà như nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, sốt hay những triệu chứng khác như bệnh cúm.
Chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh. Tiêm ngừa 2 liều để trẻ được bảo vệ tốt nhất. Hai liều vắc-xin thủy đậu là cần thiết cho trẻ.