Trong tháng đầu tiên, trẻ sẽ trải qua một loạt các diễn biến, không chỉ liên quan đến sự tăng trưởng của trẻ mà còn cả các giác quan và kỹ năng vận động của trẻ. Dưới đây là tất tần tật những điều liên quan đến sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi mà mẹ cần biết.
Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi
Trẻ một tháng tuổi vẫn cần được bú thường xuyên và rất khó dự đoán giấc ngủ của trẻ. Trẻ hầu như ngủ liên tục trừ những lúc thức ngắn để bú và chơi đùa. Trẻ sẽ ngủ suốt trong khoảng vài giờ giữa các lần bú.
1. Bú
Trẻ một tháng tuổi cần được bú ít nhất 6 lần trong vòng 24 tiếng. Nếu trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thì số lần bú có thể lên đến 12 lần. Đừng cố kiểm soát số lần trẻ bú mà hãy để trẻ tự quyết định thời gian và số lần bú. Ngoài trừ trường hợp trẻ không khỏe hoặc chậm lớn, trẻ có khả năng tự điều chỉnh khi nào cần bú và bú bao nhiêu thì đủ.
2. Ngủ
Hãy chú ý đến những dấu hiệu trẻ tỏ ra buồn ngủ. Sự hưng phấn vì có một thành viên trẻ bỏng trong nhà sẽ dẫn đến những chăm sóc thái quá dành cho trẻ. Điều này có thể làm trẻ mệt mỏi. Thậm chí từ những ngày đầu tiên hãy chú ý đến chuyện đặt trẻ vào trong nôi khi trẻ tỏ ra mệt mỏi hơn là đợi cho đến lúc trẻ chìm vào giấc ngủ. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ lại ngủ ngay sau khi bú và giấc ngủ có thể rất ngắn.
3. Giao tiếp
Bạn có thể thấy những nụ cười đầu tiên khi trẻ khi được một tháng tuổi nhưng đó dường như là những phản xạ hơn là một cử chỉ đáp lời. Khi gần được 6 tuần tuổi trẻ bắt đầu thật sự cười với bạn. Nhiều trẻ phát triển hành vi thể hiện sự đau bụng và cảm nhận được phổi của chúng khi được một tháng tuổi. Điều này có thể làm các bậc phụ huynh ngạc nhiên khi vẫn nghĩ rằng em bé của họ vẫn còn thụ động và chưa thể thể hiện cảm xúc.
Tiếng khóc của trẻ đem lại nhiều mệt mỏi và cả lo lắng cho cả bố mẹ và trẻ. Có thể một cách nào đó hiệu nghiệm ở thời điểm này nhưng lại không thích hợp trong những lúc khác. Vì vậy, bạn cần sáng tạo ra những cách dỗ dành mới và thử tất cả chúng. Nên nhớ không có gì là đúng hay sai miễn là có thể làm dịu cơn khóc của trẻ. Trẻ sẽ nín khóc khi cảm nhận được sự dịu dàng và tận tụy của bạn. Nhưng cũng không thế nói trước được là mất bao lâu để trẻ có thể cảm nhận được nó.
4. Phát triển thể chất
Khi được một tháng tuổi, trẻ sẽ cân nặng hơn lúc mới sinh nhiều. Hầu hết trẻ sơ sinh tăng gấp đôi cân nặng sau khi sinh hai tuần. Trong giai đoạn này trẻ tăng trung bình 150-200 gram/tuần. Nếu trẻ của bạn không tăng cân và không có dấu hiệu phát triển thể chất bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ.
Mỡ sẽ tích tụ nhiều nhất ở đùi, bụng và trên khuôn mặt trẻ. Sẽ có những ngấn mỡ ở cổ và phần trên cánh tay. Bạn đừng lo ngại rằng em bé của bạn tăng cân quá nhanh. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thường tăng cân nhanh trong những tháng đầu tiên sau đó tăng ít dần hoặc thậm chí không tăng. Trong khi đó những trẻ được nuôi bằng sữa công thức có khuynh hướng tăng cân ổn định và đều hơn.
Xem thêm:
5. Các cột mốc phát triển
Trẻ bắt đầu quan sát sự vật bằng mắt và dõi theo khi chúng di chuyển. Trẻ chủ yếu sẽ tìm kiếm khuôn mặt bạn và thiết lập giao tiếp bằng mắt với bạn trong vòng vài phút. Trẻ được cho là có thể tìm kiếm khuôn mặt bố mẹ, lắng nghe giọng nói của họ và xoay về hướng phát ra tiếng người.
Những kinh nghiệm giao tiếp đầu tiên với bạn và những người khác sẽ giúp não trẻ phát triển cũng như nhận biết về thế giới xung quanh. Mặc dù trẻ cực kì dễ tổn thương và hoàn toàn phụ thuộc vào bạn để thỏa mãn những nhu cầu nhưng trẻ sẽ tự mình tìm kiếm những tác nhân kích thích khác.
5.1. Ngôn ngữ của trẻ 1 tháng tuổi
Khả năng ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển ngay từ ngày đầu tiên. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ sơ sinh cũng có thể nhận biết sự khác biệt giữa âm thanh của ‘ma’ và ‘na’. Bởi bây giờ trẻ có thể phát ra những tiếng như “gru” hay “hum” để thể hiện cảm xúc của mình. Một vài em bé cũng bắt đầu hò hét và cười.
Vậy nên, bạn hãy chắc chắn “gru” và “hum” trở lại để trẻ biết bạn đang giao tiếp với trẻ. Bên cạnh đó, đừng quên giữ trẻ ở gần và nói chuyện mặt đối mặt để trẻ có thể nhìn thấy biểu cảm của bạn. Trẻ sẽ thích nhìn chằm chằm vào bạn.
Nếu bạn có việc phải làm, con bạn sẽ vẫn thích nghe giọng nói của mẹ từ bên kia căn phòng. Hãy nói chuyện với trẻ ngay cả khi bạn đặt chúng xuống và di chuyển đi chỗ khác. Không việc gì phải cảm thấy ngớ ngẩn khi nói chuyện với trẻ như vậy. Các em bé đặc biệt thích nghi với cách giao tiếp liên tục như vậy, nhờ đó, bạn có thể dạy cho trẻ về cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.
Nếu bạn chưa biết bắt đầu câu chuyện như thế nào, một gợi ý hay là bạn có thể kể lại các hoạt động trong ngày của bạn và bé. Chắc chắn, trẻ sẽ tận hưởng cuộc trò chuyện của bạn và thậm chí có thể bắt đầu kêu vang với ý kiến của riêng mình.
5. 2. Các giác quan của trẻ 1 tháng tuổi
Thính giác của trẻ 1 tháng tuổi
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thính giác của trẻ đã rất nhạy cảm và bây giờ nó đã phát triển đầy đủ. Trẻ sẽ bắt đầu quay đầu về phía nguồn âm thanh. Hãy quan sát phản ứng của trẻ khi bạn vỗ tay từ khắp phòng hoặc lắc lục lạc, bạn sẽ thấy trẻ có thể nhấp nháy hoặc nâng người nhẹ.
Lúc này, bạn có thể hát ru cho trẻ hoặc hát các bài hát có vần điệu hay cho trẻ nghe những bản nhạc có giai điệu êm ái. Bạn sẽ thấy trẻ có những phản ứng khác nhau với những âm thanh và loại nhạc khác nhau. Thậm chí, điều này cũng giúp bạn dự đoán được một phần sở thích và tính cách của trẻ.
Thị giác của trẻ 1 tháng tuổi
Tầm nhìn của trẻ sơ sinh là rất mờ, nhưng trong vòng một tháng, trẻ có thể tập trung tốt hơn một chút. Lúc này, trẻ vẫn không thể nhìn thấy xa – chỉ trong khoảng 30cm đổ lại. Vì vậy, khi bạn mỉm cười với trẻ, hãy ngả người lại gần sao cho đảm bảo rằng trẻ thấy rõ khuôn mặt của bạn.
Trẻ 1 tháng tuổi cũng bắt đầu theo dõi một vật thể di chuyển bằng cách di chuyển đầu và mắt. Tuy nhiên, khi vật thể biến mất, trẻ sẽ quên nó đã từng tồn tại. Đừng lo lắng nếu thỉnh thoảng trẻ nhìn chéo mắt (mắt lé) – điều này là do trẻ phải mất rất nhiều công sức để tập trung. Nhiều đồ chơi cho lứa tuổi này thường có màu đen và trắng, không phải là trẻ không thể nhìn thấy màu sắc nhưng trẻ sẽ dễ chọn hơn khi thấy đồ vật có độ tương phản cao.
5. 3. Kỹ năng vận động của bé lúc 1 tháng tuổi
Nhận thức và khám phá chi
Khi trẻ mới được sinh ra, trẻ chưa có ý thức rõ ràng về bản thân là một cá thể riêng biệt. Nhưng ở một tháng tuổi, trẻ bắt đầu khám phá cơ thể của mình, đầu tiên là chân và cánh tay. Lúc này, trẻ bắt đầu tự nhận thức về bản thân và học cách điều khiển các bộ phận trên cơ thể để phối hợp chúng với nhau với mục đích làm một hành động nào đó.
Bạn có thể khuyến khích sự quan tâm của trẻ bằng cách giơ hai tay lên đầu trẻ và đếm các ngón tay. Hãy thử di chuyển bàn tay của mình trước mặt để trẻ có thể nhìn thấy và cảm nhận chúng cùng một lúc.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể vì các cơ quan hoạt động chưa thật sự hoàn hảo. Hãy nhớ rằng một số nhiệt của cơ thể của trẻ thường thoát ra qua bàn tay và bàn chân. Vậy nên, hãy chắc chắn rằng chân và tay trẻ được che phủ vào những ngày lạnh, đặc biệt là khi hai bạn ra ngoài.
Kiểm soát đầu
Cơ cổ của trẻ 1 tháng tuổi vẫn còn yếu, mặc dù bạn có thể nhận thấy em bé của bạn có thể giữ đầu của mình lên một thời gian ngắn khi trẻ đang nằm hoặc được bạn bế. Thậm chí, có một số trẻ có thể nghiêng đầu sang một bên.
6. Cách giúp bé phát triển trong tháng đầu tiên
- Theo dõi cuộc trò chuyện với trẻ và duy trì giao tiếp bằng mắt thường xuyên. Trẻ sẽ không hiểu hết những gì bạn nói nhưng đây là nền tảng cho các kỹ năng về ngôn ngữ của trẻ trong tương lai.
- Chơi với trẻ sơ sinh là một cách hoàn hảo để nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ vào thế giới mới và không quen thuộc. Chọn một món đồ chơi có màu sắc tương phản và rực rỡ, có âm thanh thì càng tốt. Bạn di chuyển nó qua tầm nhìn của trẻ để trẻ có thể theo dõi nó bằng mắt.
- Đồ chơi treo trên cũi cũng là một ý tưởng hay vì nó giúp phát triển các kỹ năng theo dõi và tập trung của trẻ. Hoặc một khu vực chơi với đầy đủ các loại đồ chơi hấp dẫn sẽ giúp trẻ thực hành các kỹ năng phối hợp bàn tay, cánh tay và chân. Bạn có thể nằm trên sàn nhà, bên cạnh em bé và tham gia vui chơi cùng để giờ chơi thêm thú vị hơn.
- Bạn cũng có thể giữ em bé trước gương lớn, kéo khuôn mặt và nói chuyện. Hãy xem cách trẻ phán ứng lại, bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì trẻ thậm chí có thể cố gắng bắt chước bạn.
7. Giữ cho trẻ khỏe mạnh về thể chất
Được một tháng tuổi cũng là lúc trẻ phải được tiêm ngừa vì vậy hãy tìm hiểu thông tin và địa điểm cho việc này. Hầu hết chính quyền cơ sở cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí và thông báo rộng rãi các chương trình tiêm chủng trên các phượng tiện truyền thông. Ngoài ra bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ gia đình để nhờ tư vấn.
Giảm tối thiểu việc trẻ của bạn tiếp xúc với người mang bệnh. Luôn ý thức hạn chế mọi khả năng trẻ tiếp xúc với nguồi lây nhiễm mặc dù bạn không thể hoàn toàn cách li trẻ với thế giới bên ngoài.
Rửa tay là cách để kiểm soát sự lây nhiễm cũng như giảm thiểu sự truyền nhiễm. Rửa và lau khô tay sau khi thay tã và trước khi cho trẻ ăn. Sử dụng kem dưỡng da nếu cảm thấy tay bị khô.
8. Giữ cho trẻ an toàn
Hãy tập thói quen đóng cửa cũi trước khi bạn đi làm chuyện khác vì đây là một thói quen tốt nên được tập dần mặc dù phải vài tháng nữa trẻ mới có thể lăn được. Tương tự vậy hãy luôn giữ trẻ khi trẻ nằm trên bàn, trên ghế hay trên bất mặt phẳng nào khác. Với những trẻ hiếu động có thể luồn lách hay vặn vẹo bạn cần phải chú ý đặc biệt.
Luôn luôn cột dây an toàn khi trẻ nằm trong xe đẩy hoặc xích đu mặc dù có thể trông dây an toàn là hơi to so với trẻ. Dây an toàn được thiết kế để giữ em trẻ của bạn an toàn. Nếu xe đẩy của bạn được thiết kế có một vòng đeo cổ tay, hãy luôn đeo nó.
Hãy làm quen với các dụng cụ hay đồ đạc được thiết kế cho trẻ. Dành thời gian đọc hướng dẫn sử dụng và lắp ráp. Đừng bao giờ một tay giữ em trẻ đang khóc, tay kia thì loay hoay với một chiếc xe nôi bằng hơi trong khi mắt lại đọc hướng dẫn sử dụng.
9. Hãy nhớ rằng, em bé của bạn là một cá nhân riêng biệt
Mỗi một trẻ sơ sinh là một bản thể duy nhất và trẻ đáp ứng các mốc phát triển quan trọng theo tốc độ riêng của mình. Những hướng dẫn phát triển chỉ đơn giản cho thấy những gì trẻ có khả năng thực hiện trong từng giai đoạn. Có trẻ phát triển sớm và có trẻ muộn hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không cần lo lắng quá mức.
Trong trường hợp trẻ sinh non, trẻ thường cần thêm một chút thời gian để đáp ứng các mốc quan trọng của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sự phát triển của trẻ, hãy hỏi bác sĩ chăm sóc sức khỏe của trẻ.