Chắc hẳn ít nhất một lần trong đời bạn đã từng nghe một lời khuyên rằng hãy ăn tỏi đen. Vậy tỏi đen là gì, có tốt không mà được nhiều người khuyên dùng? Liệu tỏi đen có xứng đáng được gọi là “thần dược” như cái cách mọi người đang gọi nó hay không? Hãy cùng Web gia đình tìm hiểu về tỏi đen nhé.
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen (Black garlic) là tỏi được chọn lọc cẩn thận rồi trải qua một quá trình lên men chậm (khoảng 45 ngày), dưới sự kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ và độ ẩm. Tỏi đen có màu đen, vị ngọt, không còn mùi cay hăng của tỏi thường và có tác dụng tốt gấp hàng chục lần tỏi thường.
Tỏi đen được giới thiệu rộng rãi ra thế giới bởi Nhật Bản và Hàn Quốc trong vài năm trở lại đây. Ở Hàn Quốc và Nhật Bản, tỏi đen được sử dụng rộng rãi với vai trò là một loại thực phẩm tăng cường sức khỏe. Tỏi đen có khả năng chống ô xy hóa rất cao và nó thường được tin là có thể kéo dài tuổi xuân.
Ở Việt Nam, tỏi đen được Học Viện Quân Y và Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Phẩm & Dinh Dưỡng nghiên cứu thành công quy trình lên men cũng như thành phần hóa học và tác dụng sinh học của tỏi đen. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi lên men hàm lượng các nhóm hoạt chất tăng rất cao, đặc biệt hàm lượng S-allyl-L-Cystein (là hoạt chất đã được chứng minh tác dụng ngăn ngừa sự phát sinh khối u) tăng 5-6 lần so với tỏi thường.
Vì sao tỏi trắng, ủ men lại chuyển màu đen?
Bởi vì quá trình lên men đã xảy ra phản ứng chuyển hóa các hợp chất chứa lưu huỳnh như methionin, cystein, methanethiol… thành những hợp chất mới chứa lưu huỳnh có khả năng tan trong nước như S-allyl-L-cysteine, alliin, Isoalliin, methionin, cycloalliin, các dẫn chất của cysteine, các dẫn chất của tetrahydro-carboline.
Đây là những hợp chất rất quan trọng góp phần làm tăng tác dụng của sản phẩm tỏi đen thu được. Ngoài ra, sau khi lên men tự nhiên, hàm lượng carbohydrate đã tăng từ 28,7% (trong tỏi tươi) lên tới 47,9% (trong tỏi đen), điều này giải thích tại sao tỏi đen có vị ngọt của trái cây.
Giá trị dinh dưỡng của tỏi đen?
Trong tỏi đen có rất nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như 18 acid amin, hai hợp chất SOD enzin-polyphenol (phòng chống ung thư) và S-allyl cysteine (giảm mỡ trong máu), sau quá trình lên men khép kín trong 60 ngày, các hợp chất này được sản sinh ra trong tỏi đen với hàm lượng cao gấp từ 10 lần so với tỏi tươi.
Tỏi đen có giá trị dinh dưỡng và sinh học rất cao. Hàm lượng cacbonhydrate, lipit, protein ở trạng thái cân bằng và dễ hấp thu, có đầy đủ 18 acid amin. Hàm lượng chất chống oxy hoá cao hơn tỏi tươi nhiều lần, đặc biệt là polyphenol và S-ally cysteine…
Công dụng của tỏi đen?
Xem thêm:
1. Tỏi đen bảo vệ cơ thể chống ung thư, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp và giúp kiểm soát tiểu đường.
Quá trình lên men dài đã biến tỏi bình thường thành một loại “siêu tỏi” (super-garlic). Hợp chất S-allylcysteine (một thành phần tự nhiên có trong tỏi tươi) và một dẫn xuất của amino acid cysteine được thấy có hàm lượng lớn hơn nhiều trong tỏi đen so với tỏi tươi. Hai thành phần đó có thể làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bị ung thư.
2. Tỏi đen có tác dụng tăng cường miễn dịch bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng, chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị ung thư, chống mất ngủ kinh niên, giúp ăn ngon miệng và hỗ trợ tiêu hóa…
Tỏi tươi chứa các tác nhân chống vi khuẩn, kháng sinh và chống các loại nấm trong thành phần hoạt động allicin của nó. Ở trong tỏi đen, S-allylcysteine hỗ trợ sự hấp thụ allicin, giúp cho sự hấp thụ, chuyển hóa allicin dễ dàng hơn, do đó thúc đẩy mạnh mẽ khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, nhiễm trùng.
Khả năng chống ô xy hóa của tỏi đen rất cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại. Vì thế tỏi đen trở thành loại thực phẩm lý tưởng để hỗ trợ điều trị cho các bệnh ung thư, bệnh mãn tính (gây ra bởi các tế bào bị hư tổn do các gốc tự do) như bệnh tim, bệnh Alzheimer, các vấn đề về tuần hoàn, viêm khớp dạng thấp và nhiều loại bệnh mãn tính khác.
3. Tỏi đen giúp làm đẹp da, bảo vệ gan và tăng cường chức năng sinh lý
Tỏi đen ăn ngay có hương vị như hoa quả sấy khô, ngọt và dẻo, thường được dùng ăn kèm và trang trí trong nhiều món ăn ở các nhà hàng lớn. Ăn tỏi đen không gây ra các mùi hôi của cơ thể như khi ăn tỏi tươi. Không những thế, ăn tỏi đen thường xuyên còn giúp bổ sung sức khỏe cho cơ thể, làm đẹp da, bảo vệ gan và tăng cường chức năng sinh lý.
Ai có thể dùng tỏi đen và cách dùng như thế nào?
Bạn có thể dùng trực tiếp hoặc kết hợp với các món ăn hàng ngày. Số lượng tỏi đen được khuyên dùng cho 1 ngày: 2-3 củ. Tỏi đen có thể dùng cho tất cả mọi người nhưng đặc biệt tốt cho những đối tượng sau:
- Người bị suy giảm sức đề kháng
- Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại
- Bệnh nhân cao huyết áp, cholesterol cao
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
- Phụ nữ mong muốn giữ gìn tuổi xuân
- Nam giới cần thể lực cường tráng
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có câu trả lời chính xác và đầy đủ cho câu hỏi “tỏi đen là gì” để có thể tự đưa ra kết luận rằng tỏi đen có xứng đáng được xem là “thần dược” và có nên dùng hay không.