Khi trẻ 18 tháng tuổi, các kỹ năng vận động và nhận thức của bé ngày càng hoàn thiện. Chăm sóc trẻ 18 tháng tuổi đòi hỏi bạn vừa phải biết làm thế nào cho bé vừa tự do, thoải mái khám phá và cảm nhận thế giới vừa giúp chúng phát triển các kỹ năng này. Thông qua đó, bạn vừa giúp còn hoàn thiện các kỹ năng, vừa đánh giá được khả năng vận động, nhận thức và các chức năng khác của cơ thể bé.
Khi trẻ 18 tháng tuổi, tâm lý chung là các ông bố bà mẹ nhận thấy dù con đang lớn lên từng ngày nhưng vẫn còn rất nhỏ. Trẻ sẽ làm bạn ngạc nhiên mỗi ngày với những thứ chúng có thể làm hay bập bẹ nói. Bé cũng thích thú với những món đồ mới ở trong nhà. Nhưng đừng mong con của bạn hiểu câu “con đừng chạm vào nhé” nghĩa là gì. Vì bé học hỏi thế giới thông qua việc chạm vào và cảm nhận nên hầu như chúng ta không có khả năng để thử hay loại bỏ những bản năng này. Một vài bé cũng thích liếm và nếm đồ vật, qua đó có những cảm nhận tối đa về chúng.
Em bé của bạn sẽ cần rất nhiều những lời khích lệ “đứng lên nào con” của bạn khi bé cảm thấy chênh vênh. Mặc dù bé đang hướng đến việc khám phá môi trường xung quanh nhưng cũng cần có được cảm giác an toàn đủ để mạo hiểm bước ra khỏi vòng tay bạn. Con bạn có thể làm điều đó khi cảm thấy thực sự được bảo vệ. Khi bé muốn bám vào bạn, hãy cố gắng để không nghĩ rằng bé đang cần được giúp đỡ hoặc rất mỏng manh, và cũng đừng ra khỏi tầm nhìn của bé. Mọi sự thay đổi thói quen, như chuyển nhà hoặc có một em bé mới trong nhà và những hoạt động khác có thể đem lại sự thay đổi hành vi của trẻ 18 tháng tuổi.
Con bạn có thể tự đi mà không cần trợ giúp của cha mẹ từ tháng tuổi này và thậm chí bé còn có thể chạy được. Nếu bé đang chơi trò đuổi bắt, khi đang chạy bé có thể mất thăng bằng, đặc biệt là khi bé đang vừa chạy vừa cười. Sẽ mất một khoảng thời gian để bé tập trung vào việc phối hợp bước và chạy, leo trèo nhưng bạn sẽ ngạc nhiên về sự phát triển tổng thể những bộ phận trong cơ thể con. Tìm kiếm đồ chơi bên ngoài sẽ thúc đẩy bé leo trèo như việc nhún nhẩy và đứng tự do trong khung leo trèo. Làm một trong những điều đó sẽ giúp bé có những giờ chơi rất thoải mái và giúp xây dựng sức mạnh và sự nhanh nhẹn thể chất của trẻ.
Từ thời điểm này, con biết liên hệ những bộ phận cơ thể với tên của chúng, vì vậy hãy chơi trò chơi “mắt/mũi/mồm/bụng của con đâu?”. Bạn cũng có thể chơi trò chơi này cùng con với gấu bông hoặc búp bê và yêu cầu bé gọi tên chính xác các bộ phận. Bé 18 tháng tuổi đã có thể gọi tên một cách rõ ràng, giống như những trẻ 20 tháng nhưng điều này không thể thể hiện sự hiểu biết của trẻ về nhiều thứ. Hãy yêu cầu trẻ mang đến cho bạn một vài thứ và xem xét cách bé thực hiện nhiệm vụ đó. Khả năng hiểu sẽ không tương đương với khả năng ngôn ngữ của bé.
Chơi và tương tác
Hãy để nhiều bút chì màu không độc, sơn, cọ vẽ và giấy xung quanh bé. Việc khuyển khích bé thực hành kỹ năng vận động và khả năng sáng tạo của bé cũng quan trọng không kém. Ghép tranh, dán giấy, vẽ tranh bằng tay và nặn đất là những hoạt động rất tốt cho bé. Để một bàn đồ chơi ở vị trí đủ cao để bé có thể tiếp cận thoải mái và biết mình luôn được chào đón với những trò chơi đó. Đừng dọn dẹp quá nhanh, khả năng tập trung của bé rất ngắn và bé luôn thích sự chuyển giữa hoạt động này với hoạt động khác. Chỉ cho bé cách thực hiện một vài lần sau đó khuyến khích bé thử làm một mình. Đây là giai đoạn độc lập và bạn sẽ nhận thấy em bé của mình muốn tham gia vào những gì bạn đang làm. Hãy khuyến khích những nỗ lực và để bé biết bé rất thông minh. Sự chú ý và những phản hồi tích cực là rất quan trọng để bé xây dựng cho mình lòng tự trọng và sự tự tin.
Đồ thủ công cho bé
Mỗi ngày, hãy đọc truyện cho con và để bé chọn câu chuyện mình muốn nghe. Bạn sẽ nhận thấy sự yêu thích tăng dần lên và tiếp tục tăng lên khi bé càng lớn lên. Mặc dù bạn có thể cảm thấy chán những câu chuyện cũ, nhưng con sẽ vẫn yêu thích việc thể hiện khả năng dự đoán và sự an tâm về câu chuyện. Hãy để ý giọng khi bạn đọc và thêm càng nhiều sự sinh động càng tốt. Em bé của bạn sẽ không chỉ trích những nỗ lực của bạn và có thể còn bắt chước bạn. Nhìn cách bé giở từng trang sách, không phải từng trang từng trang mà là từng tập một. Hãy chỉ cho con nên đọc từ bên trái sang phải của trang sách. Mặc dù bé sẽ không hiểu ý nghĩa của điều đó nhưng việc tiếp xúc hàng ngày và lặp đi lặp lại sẽ giúp những việc làm của bạn trở nên ý nghĩa.
Bạn có thể mong đợi gì ở trẻ 18 tháng tuổi
Con bạn có thể có rất nhiều những ý tưởng khác nhưng bé vẫn cần những khoảng thời gian ngủ ngày trong độ tuổi này. Thời gian thức dậy trung bình vào buổi sáng của các bé là từ 6.30 đến 7 giờ nên bé sẽ rất cần một giấc ngủ nữa sau bữa trưa. Bạn sẽ thấy bé quá mệt mỏi để ăn được nhiều, vì vậy lời khuyên là bạn hãy cho bé ăn bữa trưa sớm hơn một chút hoặc một ăn nhiều buổi sang rồi sau khi bé thức dậy mới cho ăn bữa trưa. Hãy sắp xếp thời gian của bé cho thật hợp lý cả ngày và đêm. Nếu bé không muốn đi ngủ, thử làm cho phòng bé tối đi một chút.
Từ giờ, em bé của bạn sẽ cúi xuống và nhặt vài thứ trên sàn nhà lên mà không bị mất thăng bằng. Sau đó lại vứt chúng xuống. Hãy quan sát khi bé bị thu hút bởi ngay cả những thứ nhỏ nhất trên sàn, sau đó dán mắt vào chúng cho đến nhặt lên để tìm hiểu kĩ hơn về nó. Nếu bạn thấy bé không tập trung nhìn vào một vật nào đó, hãy kiểm tra làm sao để một hoặc hai mắt bé có thể nhìn thấy nó bằng cách di chuyển vật đó, hoặc quay đầu bé để nhìn đồ vật đó rõ hơn. Nếu bé có vấn đề về thị giác, được chuẩn đoán và chữa trị sớm sẽ có kết quả tốt hơn là để mất thêm thời gian.
Khi có thể, hãy để bé giúp bạn chuẩn bị đồ ăn. Đặt cà chua bi vào món salad, thêm lá rau diếp và trộn các thành phần với nhau rất phù hợp để giải trí cho bé. Việc chuẩn bị những đồ ăn đơn giản nhất cũng sẽ giúp trẻ 18 tháng tuổi học được những việc liên quan trong quá trình chuẩn bị bữa ăn. Để bé giúp bạn dọn bàn và lấy đũa có sẵn. Đặt con vào ghế cao hoặc ghế nâng gần bàn ăn để bé cảm nhận mình là một thành viên của gia đình. Nếu bạn thấy bé không muốn ăn nhiều, hãy đưa cho mọi người có mặt trong bàn ăn một cái đĩa sạch và để họ tự phục vụ mình từ đĩa bát đựng đồ ăn chung trên bàn. Chú ý đến đĩa thức ăn nhiều hơn một chút, nếu bạn thấy con thích món nào, hãy gắp nó cho bé. Việc không quá quan tâm đến bé, để yên khi bé không ăn và chỉ tham gia vào những cuộc trò chuyện sẽ có thể thay đổi sự chú ý của bé trong bữa ăn.
Giữ sức khỏe cho con
Trong tháng thứ 18 này, con bạn cũng cần được tiêm chủng vac-xin vì vậy hãy mang bé đến nơi tiêm chủng. Đừng quên mang theo sổ theo dõi sức khỏe để ghi lại thông tin.
Nếu đưa con ra ngoài nắng, đừng quên bảo vệ da và mắt của trẻ từ tia cực tím. Làn da em bé rất dễ bị cháy nắng. Tránh đưa bé ra ngoài trong khoảng từ 10h đến 3h chiều. Ghi nhớ rằng mặt trời mùa đông cũng có thể gây hại như trong những tháng mùa hè. Cũng đừng bỏ quên việc bảo vệ đôi mắt bé. Thoái hóa điểm vàng là một bệnh cũng có thể bắt đầu từ khi còn sơ sinh. Cung cấp cho con chế độ ăn có nhiều rau xanh và hoa quả. Cũng nên để việc chăm sóc sức khỏe và bảo vệ những tác hại của tia nắng mặt trời thành thói quen của bạn.
Đừng quên đánh răng cho bé 2 lần một ngày với một bàn chải mềm, đầu nhỏ và với lượng kem đánh răng có kích thước bằng hạt đậu. Khuyến khích con bạn nhổ kem đánh răng ra ngoài khi chải xong nhưng cũng đừng quá lo lắng nếu bé nuốt phải nó. Flour tốt cho cả răng và cả cho hệ thống tiêu hóa khi bé nuốt phải. Hãy dùng những tuýp kem đánh răng có hàm lượng flour phù hợp cho răng trẻ em.
Lưu ý chung
Nếu con bạn vẫn thường thức dậy để ăn đêm, cần có trách nhiệm của bạn để đánh thức bé. Cho ăn, vỗ về bé, thức dậy để xem một đĩa DVD hoặc ngủ cùng trên giường của bạn sẽ được coi là những “phần thưởng” cho bé khi tỉnh dậy.
Đừng tin vào việc con bé biết cách đối xử nhẹ nhàng với những vật nuôi trong nhà. Khi trẻ 18 tháng tuổi, trẻ vẫn còn quá nhỏ để có được sự đồng cảm và kĩ năng để liên quan để cẩn thận với động vật. Đừng để bé một mình với một chú chó cho dù bạn có tin tưởng con vật đó đến đâu.
Đi giày cho bé khi ra ngoài đặc biệt khi không ở trong sân nhà. Chân bé vẫn còn rất mềm và cần được bảo vệ khỏi những hòn đá cứng và mặt đất. Đừng lo lắng nếu chân bé vẫn còn bằng phẳng, thời gian sẽ giúp bé lớn lên và những dấu hiệu trưởng thành sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Nếu bạn thấy cần, hãy “kiểm tra” con khi chúng ở trên giường rồi hãy đi ra ngoài. Nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt là những bà mẹ, qua phòng kiểm tra con mình trước khi đi ngủ như một thói quen để giúp bé an toàn.
Nếu bạn vẫn còn đang cho bé bú và bạn cảm thấy hạnh phúc để tiếp tục, vừa không có áp lực nào để phải cai sữa. Bạn là người duy nhất hoàn toàn quyết định thời gian cai sữa của mình và không cần giải thích với bất cứ ai về điều đó.