Những cơn ho dai dẳng kéo dài luôn là nỗi ám ảnh không chỉ của riêng trẻ mà còn cả với các bậc phụ huynh, đặc biệt là khi tiết trời chuyển mùa.
Thời tiết miền Bắc bắt đầu chuyển lạnh và như thường lệ con trai chị Trang lại phải đối diện với chứng ho khan dai dẳng. Tình trạng này đã kéo dài gần hơn 10 ngày, và dù chị Trang đã cho con sử dụng thuốc cắt giảm cơn ho nhưng vẫn chưa có tín hiệu tốt. Ban đầu thấy con chỉ có dấu hiệu ho nhẹ nên chị đinh ninh rồi con sẽ nhanh khỏi. Nhưng chính sự chủ quan trong quá trình điều trị dẫn đến cơn ho ngày càng trở nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chuyện học hành của con trai.
Cùng mối lo này, chị Huyền ở quận 3 TP HCM cho hay chuyện con bị ho là cơn “ác mộng” của cả gia đình. “Nhiều lúc vì ho nên con quấy khóc suốt nhiều đêm liền, mình và chồng cũng mất ngủ theo, đến sáng hôm sau đi làm với tâm trạng mệt mỏi vì thiếu giấc”, chị Huyền chia sẻ.
|
Những cơn ho kéo dài dễ làm trẻ mệt mỏi, chán ăn… dẫn đến sụt cân |
Ho là triệu chứng khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi khi sức đề kháng và hệ hô hấp chưa được phát triển toàn diện. Ho nhiều có thể gây ra nôn (trớ) khiến trẻ chán ăn. Mỗi lần con ho, các bậc phụ huynh thường muốn tìm ra cách chấm dứt nhanh triệu chứng này. Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều các loại siro ho thảo dược nên căn cứ vào thể trạng của từng trẻ, cha mẹ nên tích trữ sẵn một lọ trong tủ thuốc nhà mình.
Một chuyên gia am hiểu lĩnh vực này chia sẻ, với trẻ em, một sản phẩm giảm ho cần đáp ứng được các yêu cầu như: dạng bào chế phù hợp, dễ uống, sử dụng an toàn, trong thành phần có thể có chứa các thảo dược như cao lá thường xuân; dịch ép quả tắc, đường phèn; tinh dầu húng chanh (tần dày lá), tràm, gừng… Đây là những loại thảo dược đã có những bảo chứng trong quá trình hỗ trợ điều trị ho cho trẻ từ nền y học thế giới và dân gian.
Cao lá thường xuân: là loại thảo dược có hiệu quả cao với các bệnh về đường hô hấp kèm theo triệu chứng ho. Hiệu quả và độ an toàn của cao lá thường xuân đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu lâm sàng. Hiện nay, dịch chiết (cao) lá thường xuân đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị ho và viêm đường hô hấp tại nhiều nước trên thế giới, nhất là châu Âu.
Lá húng chanh (tần dày lá): có tác dụng với nhiều vi khuẩn gây ho, dùng trong các trường hợp cảm cúm, ho, viêm họng, khan tiếng.
Gừng: từ lâu người ta đã xem gừng như một vị thuốc gần gũi, ít tốn kém mà lại hữu hiệu giúp chữa trị các triệu chứng ho do thời tiết, giúp ấm họng, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ.
Tràm: có tác dụng sát khuẩn, giữ ấm cơ thể, giúp trị cảm và ho.
Dịch ép quả tắc, đường phèn: quả tắc có tác dụng kiện tỳ, thông phổi, giúp trừ đờm và trị ho cảm, tăng sức đề kháng và phòng cảm cúm. Tinh dầu tắc giúp kích thích hệ tiêu hóa, long đờm, tống đờm ra ngoài. Đường phèn có tác dụng bổ trung ích khí, hoà vị, nhuận phế, giảm ho, giúp trừ đàm..