Những năm qua, bệnh truyền nhiễm ngày càng gia tăng và có nguy cơ phát triển thành các đợt dịch bệnh lớn, đe dọa sức khỏe con người, với thời tiết diễn biến bất thường lúc nắng nóng nhiệt độ cao chuyển sang mưa nhiều làm nhiệt độ giảm xuống thấp tạo điều kiện virus gây bệnh phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng lan rộng chưa được khắc phục cùng với ý thức vệ sinh phòng, chống dịch bệnh của người dân còn hạn chế đã tạo điều kiện cho các dịch bệnh phát triển lây lan. Nhất là các dịch bệnh mới xuất hiện, mới nổi, phát sinh xâm nhập và phát triển trong cộng đồng, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân....
Do vậy để chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, phát hiện kịp thời các ca bệnh có thể lây lan thành đại dịch đề nghị:
1. Các cấp, các ngành, tích cực tổ chức thông tin, tuyền truyền phù hợp với điều kiện ở địa phương.
- Tăng cường hoạt động của mạng lưới y tế trường học trong việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh dịch để xử lý dịch bệnh kịp thời, triệt để và huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch.
- Củng cố và kiện toàn đội chống dịch tại trường, sẵn sàng khi có dịch bệnh xảy ra. Thực hiện điều tra dịch tễ ca bệnh, tổ chức bao vây khoanh vùng xử lý kịp thời, đảm bảo không để dịch lan rộng.
- Thường xuyên cập nhật và tổ chức tập huấn về các quy định, quy trình giám sát xử lý ổ dịch, phác đồ điều trị các bệnh truyền nhiễm gây dịch, nhân viên y tế tại trường học. Tập huấn cho CBGVNV những kiến thức về giám sát, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống dịch tại lớp học.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng và thực hiện nghiêm túc các quy định tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát việc đảm bảo an toàn trong tiêm chủng; triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin sởi - rubella cho lứa tuổi 1-5 để đảm bảo an toàn.
- Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt trong các dịp Tết và Lễ hội.
- Tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh”
- Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có liên quan nhằm giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dịch từ động vật sang người.
2. Cá nhân, gia đình thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm sau:
Một là: Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại trừ mầm bệnh, nhất là những người chăm sóc trẻ, các bà mẹ để phòng bệnh cho trẻ.
Hai Là: Các bà mẹ có trẻ từ 2 đến 36 tháng tuổi cần đưa trẻ đến các Trạm Y tế để tiêm phòng mở rộng và uống các loại vắc xin phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch.
Ba là: Chú ý dọn vệ sinh môi trường, nhà cửa thông thoáng, tích cực khuyến cáo mọi người không vứt rác bừa bãi ra môi trường, rác cần được thu gom và xử lý đúng theo quy định, không làm ô nhiễm nguồn nước.
Bốn là: Ăn đủ chất, chú ý ăn nhiều các loại rau, củ, quả nhưng cần xử lý sạch trước khi ăn, không ăn những thức ăn chưa được nấu chín, thức ăn ôi thiu…
Năm là: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn toàn tỉnh để tuyên truyền phòng dịch, phát hiện sớm và dập dịch ngay từ lúc mới phát sinh, không để lây lan gây thiệt hại tính mạng nhân dân.
Mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức cần tích cực, chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nhằm góp phần đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Qua đó bảo vệ quyền lợi của bản thân, giảm thiểu bệnh tật, tăng cường khả năng và năng suất lao động, góp phần phát triển xã hội./.