Các trường hợp mắc bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh đã tăng gần 15% từ năm 2019 đến năm 2020, tiếp tục leo thang so với mức cao nhất trong 20 năm. Dữ liệu ban đầu từ năm 2021 cho thấy xu hướng chỉ đang trở nên tồi tệ hơn.
Bệnh giang mai bẩm sinh có nguy hiểm không?
Bệnh giang mai bẩm sinh có thể phòng ngừa được, dễ điều trị bằng thuốc kháng sinh được dùng cho người mẹ, hoặc cho trẻ sơ sinh ngay sau khi chúng được sinh ra. Nhưng nếu không điều trị, bệnh giang mai có khả năng gây chết người.
|
Bệnh giang mai bẩm sinh có thể phòng ngừa được, dễ điều trị bằng thuốc kháng sinh.
|
Trẻ sinh ra từ người mẹ mắc bệnh giang mai không được điều trị có nguy cơ bị chết lưu hoặc chết trong thời kỳ sơ sinh. Theo báo cáo của CDC Hoa Kỳ, vào năm 2020, có 2.148 trường hợp giang mai bẩm sinh được chẩn đoán trên khắp đất nước và 149 trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai đã chết.
CDC Hoa Kỳ cho biết nếu trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai, các biến chứng lâu dài có thể bao gồm tổn thương xương, thiếu máu nặng, gan và lá lách to, vàng da, các vấn đề thần kinh gây mù hoặc điếc, viêm màng não hoặc phát ban trên da.
Nói chung, những đứa trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất suốt đời.
Bệnh giang mai có thể phòng ngừa và điều trị được
Dịch bệnh giang mai bẩm sinh ở Mỹ về cơ bản là kết quả của sự chênh lệch trong chăm sóc sức khỏe và hệ thống y tế công cộng bị phá vỡ. Thông thường, những bà mẹ của những đứa trẻ sinh ra bị giang mai không được chăm sóc trước khi sinh đầy đủ, hoặc chưa được khám sàng lọc để phát hiện họ bị giang mai.
|
Dịch bệnh giang mai bẩm sinh ở Mỹ về cơ bản là kết quả của sự chênh lệch trong chăm sóc sức khỏe và hệ thống y tế công cộng bị phá vỡ.
|
Bệnh giang mai lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da với các vết loét truyền nhiễm. Tuy nhiên, chỉ riêng việc sử dụng ma túy không thể giải thích sự gia tăng đáng kể các trường hợp trên khắp nước Mỹ. Các yếu tố khác dẫn đến sự gia tăng bao gồm sự chênh lệch trong chăm sóc trước khi sinh, vấn đề nhà ở và thiếu bảo hiểm cho các bà mẹ tương lai.
Nhiều người không bao giờ biết mình mắc bệnh giang mai nếu không xét nghiệm. Giang mai giai đoạn cuối gây ra các khối u, mù lòa, tổn thương não, tổn thương các cơ quan, tổn thương hệ thần kinh và tê liệt. Nó cũng có thể gây chết người, nhưng dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Bệnh giang mai bẩm sinh xảy ra khi người mẹ bị bệnh giang mai và lây truyền cho con mình trong quá trình mang thai. Chính vì vậy, bất kỳ người mẹ nào cũng cần phải xét nghiệm bệnh giang mai trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh khỏi căn bệnh nguty hiểm này.