Bác sĩ Dennis Sprecher, Trung tâm Bệnh tim Cleveland, tác giả nghiên cứu, đã rất ngạc nhiên với kết quả này: “Đây là một số lượng khổng lồ cho thời gian chưa đầy 2 tháng”.
Giả thuyết cho rằng nước cam giúp cải thiện luồng máu tới động mạch tim, và qua đó làm giảm huyết áp, đã không được chứng minh trên phim chụp các động mạch này. Theo các tác giả, rất có thể hiệu quả giảm huyết áp là do vitamin C, kali hoặc folate đem lại. Trong đó:
Vai trò của vitamin C:
Nước cam là một trong những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào nhất. Ngoài lợi ích chống oxy hóa, vitamin C còn có thể làm giảm huyết áp. Xem xét 29 nghiên cứu, các nhà khoa học đều kết luận rằng bổ sung vitamin C làm giảm huyết áp ngắn hạn. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để xác định hiệu quả lâu dài của nước cam.
Kali và muối:
Tổng lượng kali và muối trong chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng tới huyết áp. Quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp trong khi kali lại có tác dụng cân bằng lượng muối, làm hạ huyết áp. Theo đánh giá công bố trên tạp chí BMJ (04/2013), tiêu thụ nhiều kali có thể làm giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp (miễn là họ không mắc bệnh thận). Uống 1 ly nước cam cung cấp cho cơ thể ít nhất 8% lượng kali cần thiết trong một ngày.
Tác động của bioflavonoids họ cam quýt
Cam và các loại trái cây họ cam quýt khác sản xuất ra một hóa chất thực vật, được gọi là bioflavonoids họ cam quýt. Một trong số đó là hesperidin, có chức năng như một chất chống oxy hóa, giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Nam giới bị thừa cân, uống nước cam mỗi ngày trong vòng 4 tuần, sẽ làm giảm huyết áp tâm trương.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng bioflavonoids có liên kết với các tác động có lợi. Theo thông tin của tạp chí Journal of Nutritional Science and Vitaminology (2013), một nghiên cứu sử dụng chuột trong phòng thí nghiệm cho thấy thường xuyên tiêu thụ hesperidin giúp ngăn ngừa tăng huyết áp.
Folate làm giảm rủi ro tăng huyết áp:
Nước cam chứa rất nhiều vitamin B folate. Cơ thể con người cần folate để tổng hợp DNA và chuyển hóa axit amin nhưng đồng thời cũng làm giảm huyết áp. Đàn ông và phụ nữ tiêu thụ nhiều folate hơn trong giai đoạn trưởng thành có nguy cơ bị tăng huyết áp thấp hơn trong 20 năm sau đó.
BẢNG PHÂN LOẠI HUYẾT ÁP TIÊU CHUẨN
Theo tổ chức Y tế thế giới ( WHO) và Hiệp hội Quốc tế về tăng huyết áp (ISH) cùng phối hợp nghiên cứu và đưa ra sự phân loại huyết áp dưới đây. Tuy nhiên, sự phân loại này là hướng dẫn chung vì huyết áp tối ưu của bạn phụ thuộc vào : tuổi tác, bệnh tật và phác đồ điều trị của bác sĩ. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để xác định huyết áp tối ưu của bạn.
Phạm vi |
Huyết áp tâm thu (mmHg) |
Huyết áp tâm trương (mmHg) |
Huyết áp bình thường |
Giữa 100 – 140 |
Giữa 60 – 90 |
Tăng huyết áp nhẹ |
Giữa 140 – 160 |
Giữa 90 – 100 |
Tăng huyết áp mức độ vừa phải |
Giữa 160 – 180 |
Giữa 100 – 110 |
Tăng huyết áp mức độ nghiêm trọng |
Cao hơn 180 |
Cao hơn 110 |
- Số lớn đại diện cho huyết áp tâm trương (khi tim co lại và đẩy máu đi).
- Số nhỏ đại diện cho huyết áp tâm thu (khi tim nghỉ ngơi).
Các số này được đo bằng milimet (mm) thủy ngân (Hg). Khi huyết áp tâm trương và tâm thu không xếp cùng một loại, phải chọn chỉ số xếp loại cao nhất để đánh giá tình trạng huyết áp.