Tâm lý làm cha mẹ là luôn muốn dành những điều tuyệt nhất cho con. Cha mẹ nào cũng muốn con mình thật thông minh. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách kích thích trí thông minh của con qua những hành động nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày. Từ những thói quen tốt này và tố chất thông minh này; chắc chắn con trẻ lớn lên sẽ thành công trong cuộc sống. Hãy cùng
Web Gia Đình tìm hiểu cách
dạy con thông minh nhé
1. Không áp đặt con là cách dạy con thông minh
Để dạy con thông minh, người lớn cần phải có cách giúp bé nghe lời một cách tự nguyện nhờ nhận thức được đúng – sai. Việc áp đặt trẻ nghe lời theo ý phụ huynh sẽ dần biến trẻ thành con người thụ động, không có chính kiến, không có cá tính, không quyết đoán và không thể tự minh đưa ra quyết định cho cuộc đời mình. Do đó, nếu trẻ có đang không chịu nghe lời người lớn thì bố mẹ cũng đừng nên ép buộc trẻ.
Việc quan trọng nhất khi trẻ bướng bình là ôn tồn giảng giải về ý nghĩa yêu cầu của cha mẹ. Bạn phải cho trẻ thấy mặt lợi – hại của việc cãi lời người lớn trong trường hợp này ảnh hưởng thế nào đến bản thân và gia đình của bé. Sau khi thông hiểu, bé sẽ tự khắc nghe lời trong vui vẻ.
2. Không la mắng trẻ nặng lời
Cũng trong những lúc trẻ bướng bỉnh, ngoài việc không áp đặt, cha mẹ cũng không nên la mắng bé nặng lời. Khi la mắng quá đà, trẻ sẽ dễ bị tổn thương, ức chế và nhắm mắt nghe lời cho qua chuyện. Nếu việc này cứ lặp đi lặp lại, trẻ dần mất niềm tin vào bản thân vì làm bất kỳ chuyện gì cũng sợ bị la mắng.
Thậm chí, sẽ có lúc vì quá sợ bị rầy la mà trẻ sẽ tìm cách đối phó, giấu giếm và tránh né trách nhiệm. Đây là thói quen không tốt ảnh hưởng đến tính cách hèn nhát, nhu nhược và thiếu trung thực của bé sau này. Chính vì vậy, dù người lớn có bực mình vì bé đến đâu thì cũng cần giữ bình tĩnh để không làm ảnh hưởng đến nhân cách con yêu. Đó chính là cách dạy con thông minh mà nhiều cha mẹ dù biết nhưng cũng có lúc không thể kiểm soát.
Mặt khác, khi bạn thừng xuyên la mắng con, trẻ cũng sẽ dần biến thành con người như vậy. Nóng tính, cộc cằn, thô lỗ, dễ làm tổn thương người khác. Bởi vì con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Khi đó, bạn bè và những ngời xung quanh sẽ khó lòng ủng hộ và dành nhiều tình cảm cho bé.
3. Có thưởng có phạt là cách dạy con thông minh
Đối với một con người, điều quan trọng chính là việc phân biệt đúng – sai. Khi còn nhỏ, trẻ biết điều nào đúng, điều nào sai nhờ người lớn răn dạy mỗi ngày. Thế nhưng khi lớn lên và sống độc lập, trẻ sẽ không thể hỏi ý kiến người lớn trong mọi chuyện. Vì thế, tự mỗi cá nhân phải có đủ thông minh để nhìn nhận sự việc và đủ bản lĩnh để giải quyết vấn đề theo hướng đúng đắn, hợp lý nhất.
Chính vì lẽ đó, cách dạy con thông minh đó là cho trẻ tập dần với việc tự ra quyết định và chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Khi làm đúng, những phần thưởng thích đáng giúp trẻ nhớ lâu và được khích lệ. Còn nếu con làm sai, phụ huynh phải giảng giải kỹ lưỡng và có hình thức phạt rõ ràng để trẻ hiểu ra vấn đề. Từ những thói quen đó, bé sẽ biết cân nhắc thận trọng mỗi khi quyết định và luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm với việc mình gây ra.
4. Trò chuyện với trẻ thường xuyên
Việc chuyện trò với trẻ thường xuyên giúp củng cố khả năng giao tiếp và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Những cuộc nói chuyện còn giúp hoạt động não bộ của trẻ trở nên linh hoạt và nhạy bén hơn. Giao tiếp còn là chìa khóa giúp gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái, để trẻ cảm thấy được yêu thương, tôn trọng và trở nên tự tin hơn. Đây là một trong các phương pháp dạy con thông minh mà bố mẹ nên thường xuyên áp dụng.
5. Cách dạy con thông minh là khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên
Các hoạt động thể dục thể thao với các bài tập đơn giản không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất; mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh. Cụ thể, các bài tập vận động sẽ giúp điều hòa lượng máu lên não, tái tạo tế bào não. Từ đó giúp tăng cường hoạt động não bộ, tinh thần minh mẫn, lạc quan hơn.
Vì vậy, bố mẹ nên khuyến khích con trẻ thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục, thể thao. Cha mẹ có thể cùng con đi bộ, tập các bài vận động đơn giản, chơi đùa ngoài trời cùng con… Việc này sẽ giúp con cảm thấy thích thú với các hoạt động thể chất hơn.
6. Dạy trẻ biết lập kế hoạch
Cho trẻ chọn 1 trò chơi hay 1 loại hoạt động. Và khuyến khích trẻ lập kế hoạch cho nó. Ví dụ, khi nào, ai tham gia, và chơi ở đâu.
Ví dụ: Cuối tuần này mẹ và con cùng nấu món mì ý nhé. Bạn và trẻ tập hợp danh sách những thứ cần mua; đi mua sắm; xem qua công thức cùng nhau và giúp trẻ hiểu tất cả các bước.
7. Dạy con thông minh qua sự linh hoạt
Trẻ cần được dạy để biết rằng không phải lúc nào cũng nói lời từ chối với người khác nếu thực sự trẻ làm được và có thể giúp họ.
Và đồng nghĩa trẻ cũng sẽ cần hiểu không phải lúc nào người khác cũng đồng ý với trẻ.
Đó là sự linh hoạt. Khi trẻ nhận ra sự linh hoạt là một phần của tự nhiên; thì trẻ sẽ biết cách sống linh hoạt, thông cảm và yêu thương con người hơn.
8. Dạy con kiến thức về thế giới bên ngoài
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngày càng có nhiều người sống chỉ biết có bản thân. Hoặc chỉ sống trong thế giới ảo, mạng xã hội. Nó không mang lại cho họ cảm giác của cuộc sống thực và họ không thể hạnh phúc.
Trẻ không chỉ được dạy để ý đến những người xung quanh. Mà còn để ý các tình huống, con người, động vật xung quanh trẻ. Đồng thời phải dạy trẻ cách để tham gia và hòa nhập vào nó.
Ví dụ, trẻ được khuyến khích tham gia các cuộc đi bộ thể dục của trường. Hay là các hoạt động chăm sóc cún bị bệnh.
Trẻ cũng cần được dạy để nhận thức liệu việc làm của con có gây ảnh hưởng đến người khác không. Ví dụ như việc gõ cửa nhà một người nào đó; trẻ cần được dạy để nhận biết có nên gõ cửa lúc giờ này không, gõ bao nhiêu lần.
9. Biết cách kiểm soát bản thân là cách dạy con thông minh
Là trẻ biết cách kiểm soát cách trẻ phản ứng lại với không chỉ cảm xúc; mà còn với các tình huống căng thẳng.
Khi trẻ chạy bị ngã hoặc đụng trúng đồ vật nào bị té (Mặc dù chỉ là ngã bình thường không có thương tích nghiêm trọng). Thì trẻ sẽ khóc, và tiếng khóc bắt đầu lớn hơn khi thấy bạn gần đó.
Thông thường, cha mẹ sẽ ngay lập tức bế trẻ dậy. Sau đó lại “đánh chừa” vào vật dụng làm bé ngã; rồi nói rằng “mẹ đánh cái ghế này, cái ghế hư quá làm cu Bin mẹ ngã, đánh cái ghế này…” và bé sẽ nín khóc nhanh.
10. Hạn chế cho bé sử dụng điện thoại và máy tính bảng
Khi sử dụng điện thoại, máy tính bảng quá nhiều; thì trẻ sẽ dần trở nên thụ động và mất đi thời gian để thực hiện các hoạt động tốt cho sự phát triển của não bộ. Ví dụ như: vui chơi, giao lưu, đọc sách,…
Chưa kể việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng quá nhiều còn gây hại cho mắt. Và khiến trẻ có tư duy lệch lạc khi tiếp thu các chương trình không phù hợp. Do đó, cha mẹ nên lưu ý cần phải giám sát chặt chẽ nội dung; cũng như thời gian mà con sử dụng sử dụng điện thoại và máy tính bảng.
11. Dạy con thông minh với thói quen đọc sách
Đọc sách là thói quen mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của con. Khi được rèn luyện thói quen này, con sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức. Đồng thời con có tinh thần tự học và tư duy phát triển tốt hơn. Vì vậy trong các phương pháp dạy con thông minh, bố mẹ hãy rèn luyện cho con thói quen đọc sách từ nhỏ. Bản thân bố mẹ cũng nên là người thường xuyên đọc sách để con học theo; cũng như lan truyền cảm hứng đọc sách cho con.
12. Nuôi dưỡng, phát triển sự sáng tạo của trẻ
Tính sáng tạo không chỉ là thiên bẩm mà còn có thể được rèn luyện; được phát triển qua quá trình nuôi dưỡng từ thời thơ ấu. Cụ thể, phương pháp dạy con thông minh sáng tạo gồm các hoạt động liên quan đến văn học; âm nhạc, nghệ thuật từ nhỏ. Bố mẹ có thể chuẩn bị các công cụ như giấy, màu vẽ, đất nặn…Những việc này sẽ cho con thỏa sức sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật theo cách riêng của mình.
Lời kết
Bài viết trên đã giúp phụ huynh nắm được những cách dạy con thông minh hơn. Hãy cố gắng và kiên trì để giúp trẻ trở thành mầm non tương lai của đất nước. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy nhấn theo dõi để được cập nhật thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích với nhiều chủ đề nhé!