Cho con biết điều được làm và không được làm
Con cần biết những việc nào là bị cấm, không được làm vì sự an toàn và tự do cá nhân của con và những người xung quanh. Hãy hướng dẫn con rõ ràng và đơn giản nhất. Còn với những việc khác, bạn có thể để con tự do trải nghiệm
Phạt con đúng cách
Hình phạt cần được biết trước, không thể tránh khỏi và có thể đoán trước được. Tức là khi bạn đã nói trước sẽ phạt nếu con làm sai điều gì thì nên thực hiện đúng điều đã nói, không gay gắt hơn hay nhẹ nhàng hơn. Việc này sẽ giúp trẻ hạn chế việc làm không đúng và biết tiết chế hơn. Khi con phạm lỗi, cha mẹ không nên tỏ ra quá cáu giận và quát mắng vì điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý của bé.
Cha mẹ phải luôn thống nhất
Cha mẹ phải luôn thống nhất với nhau. Ví dụ nếu mẹ phạt con thì bố cũng cần đồng tình với cách thể hiện của mẹ trước mặt con. Như vậy trẻ sẽ nhận thức được việc làm của mình là sai và không cầu cứu bất cứ ai nữa.
Không tạo áp lực với con lớn
Lớn hơn có nghĩa là có thêm cơ hội mới chứ không có nghĩa là thêm trách nhiệm mới. Đừng bao giờ nói với con lớn là vì con lớn hơn nên con nợ ai đó thứ gì. Điều này sẽ hủy hoại tuổi thơ con và mối quan hệ giữa anh chị em trong nhà. Con không nợ ai vì con không phải người lựa chọn được sinh trước.
Không tạo gương xấu cho con
Trẻ con là tấm gương phản chiếu hành vi của cha mẹ. Con càng cuồng loạn và bồn chồn thì cha mẹ càng phải bình tĩnh và kiên định. Trẻ bắt chước hành vi của cha mẹ và coi cha mẹ là hình mẫu của chúng.
Không dọa dẫm trẻ
Không bao giờ dọa dẫm trẻ với những câu như “Mẹ sẽ không yêu con nữa”, “Cảnh sát sẽ bắt con”, “Ông hàng xóm sang mắng cho đấy” hoặc trêu đùa chúng bằng những câu nhạy cảm như “Mẹ đẻ em bé con sẽ bị ra rìa” vì chúng khiến trẻ lo lắng và ảnh hưởng tâm lý không hề nhỏ.