Bắt nạt học đường đang được coi là một vấn đề nhức nhối trong xã hội và cũng là điều khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ GD-ĐT, trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong và ngoài phạm vi nhà trường, tương đương với khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày.

Trong đó, cứ khoảng hơn 5.000 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau, cứ khoảng 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì tội đánh nhau,…

Các hành vi bắt nạt rất đa dạng, phức tạp và nhiều khi là sự phối hợp của nhiều hình thức bắt nạt khác nhau nên tùy từng trường hợp cụ thể mà cha mẹ hoặc người trợ giúp có thể chọn những cách giải quyết phù hợp nhất.

Bên cạnh việc trang bị cho con những kiến thức và đối phó khi bị bạo hành, một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bố mẹ “cứu” con kịp thời:

Những dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị bắt nạt

1. Bỗng nhiên trẻ trở nên lầm lì, ít nói

Theo các chuyên gia tâm lý, việc trẻ bị bắt nạt, bạo hành sẽ khiến trẻ phải chịu tổn thương lâu dài, cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc trẻ bị bạo hành cũng sẽ khiến trẻ trở nên lầm lì, ít nói, thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái thảng thốt. Khi bị căng thẳng thần kinh, dễ bị kích động, trầm uất quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.

2. Trẻ phản ứng dữ dội khi người nhà trêu dù bình thường trẻ không hành xử như vậy

img20151201111700808.jpg?w=900

Khi bị bắt nạt, bạo hành trẻ thường có những phản ứng dữ dội khi bị trêu chọc.

Khi liên tục bị đánh đập, hành hạ hoặc bị làm nhục dưới mọi hình thức, trẻ trở nên khá nhạy cảm và tránh né, sợ hãi mọi hoạt động trêu đùa. Những tổn thương mạnh mẽ và đau đớn về tâm lý trẻ đã phải trải qua khiến trẻ đề phòng cả những hoạt động mà trẻ nghĩ là mình sẽ có nguy cơ bị bạo hành, ngay cả đối với những người thân trong gia đình.

3. Trẻ có dấu hiệu sợ phòng vệ sinh

Nhà vệ sinh thường là nơi vắng vẻ, dễ bị che lấp, xa lớp học nên mức độ tiếng ồn có thể được kiểm soát, không có sự giám sát của người lớn, thầy cô… có thể thành địa điểm lí tưởng cho việc bị bắt nạt.

Trẻ có tâm lý sợ hãi khi phải sử dụng phòng vệ sinh trường học

Môt khi đã bị bắt nạt, trẻ sẽ có dấu hiệu ám ảnh sợ phòng vệ sinh, sợ đi vệ sinh vì ở trường phải tiếp xúc, đánh đập trong những phòng vệ sinh không chật chội, dơ bẩn…

4. Trẻ cáu bẳn hoặc trở nên bạo lực với người trong gia đình

Trẻ bị bắt nạt, bạo hành quá lâu sẽ hình thành tính cách hung hãn. Trẻ cũng sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình.

Đây là hành vi dễ hiểu vì trẻ phải hình thành cơ chế để co cụm, bảo vệ mình. Trẻ có thể hung hăng, bạo lực hơn với mọi người trong gia đình, thậm chí có hành vi tự hại. Đôi khi, trẻ muốn tự làm đau mình để giảm stress căng thẳng.

5. Và điển hình nhất là trẻ phản kháng khi bố mẹ đưa tới trường, trẻ muốn ở nhà

Tất nhiên, khi bị bạo hành, bắt nạt thì không đứa trẻ nào muốn quay lại nơi mà chúng đã bị đau đớn, sợ hãi. Việc đến trường trở thành một sự đe dọa và là nổi ám ảnh lớn nhất đối với trẻ. Con bạn sẽ có những phản ứng như ôm chặt bạn, giãy giụa, thậm chí là khóc và van xin bạn để không phải đến trường, không muốn xa bạn mỗi khi bạn để con ở lại trường học một mình.

Cha mẹ cần hành động

Dựa vào những dấu hiệu này, cha mẹ có thể xem xét lại môi trường học tập của trẻ để đưa ra biện pháp ngăn chặn nạn bắt nạt học đường thật sớm, trả lại cho con bạn một môi trường học tập an toàn, đầy niềm vui.

- Để tránh ám ảnh cho con, ở nhà bố mẹ nên cọ vệ sinh toilet bằng những sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng để tạo cảm giác an toàn, thoải mái cho con. Tránh tạo lại bối cảnh cũ cũng là cách để giúp con vượt qua khủng hoảng tâm lý.

img20151201111700968.jpg?w=900

Nhà vệ sinh sạch sẽ, diệt khuẩn tạo cảm giác an toàn, thoải mái cho con.

- Có ý kiến với nhà trường để cải thiện môi trường học tập đặc biệt là những điều kiện vật chất căn bản như nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh là nhu cầu thiết yếu, bố mẹ có thể góp ý với nhà trường, thông qua các các cuộc họp phụ huynh, đóng góp ý kiến online để các con có được nhà vệ sinh trong lành, sạch khuẩn và an toàn.

- Làm bạn cùng con: Điều quan trọng nhất là lắng nghe con và làm bạn cùng con. Khuyến khích con chia sẻ những thông tin hàng ngày ở trường, lớp để tránh những điều tiêu cực có thể xảy ra bất cứ lúc nào.Ngoài ra, việc rèn luyện sự tự tin, khả năng kết bạn… cũng là những điều bố mẹ nên làm.