1. 𝑯𝒂̣𝒏 𝒄𝒉𝒆̂́ 𝒕𝒐̂́𝒊 đ𝒂 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒄𝒉𝒐 𝒕𝒓𝒆̉ 𝒕𝒊𝒆̂́𝒑 𝒙𝒖́𝒄 𝒗𝒐̛́𝒊 đ𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒉𝒐𝒂̣𝒊
Nên cài đặt điện thoại ở chế độ im lặng chứ không phải là chế độ rung. Bạn cũng nên thiết lập các khu vực trong nhà mà trẻ không được dùng điện thoại như: phòng ăn, phòng ngủ… để không ảnh hưởng đến việc ăn uống, nghỉ ngơi của bé.
2. 𝑸𝒖𝒚 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒐̛̀𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒕𝒓𝒆̉ đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒆́𝒑 𝒙𝒆𝒎 đ𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒉𝒐𝒂̣𝒊
Nên quy định khoảng thời gian cụ thể cho con được phép sử dụng điện thoại. Khi hết thời gian, cha mẹ cũng phải dứt khoát cất điện thoại đi. Tránh việc dừng đột ngột vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến trẻ. Việc này cần duy trì hàng ngày để tạo ra thói quen cho con.
3. 𝑻𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒑𝒉𝒂̣𝒕
Nên đưa ra hình phạt khi con mắc lỗi bằng cách hạn chế hoặc không được xem điện thoại trong ngày hôm đó. Ví dụ, con chơi xong không dọn đồ chơi thì bị phạt không được xem điện thoại trong buổi tối, không chào hỏi người lớn, bị cấm xem điện thoại trong 3 giờ… Bằng cách này, cha mẹ sẽ từ từ cách ly điện thoại khỏi trẻ.
4. 𝑫𝒂̀𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒐̛̀𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒄𝒉𝒐̛𝒊 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒄𝒐𝒏
Đây là cách tốt nhất để loại bỏ thói quen xem điện thoại của trẻ. Hãy cho con cảm thấy mình được bố mẹ quan tâm thay vì để con "chơi một mình" rồi tìm đến những chiếc điện thoại làm bạn.
5. 𝑪𝒉𝒐 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒉𝒂𝒎 𝒈𝒊𝒂 𝒄𝒂́𝒄 𝒉𝒐𝒂̣𝒕 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒐𝒂̣𝒊 𝒌𝒉𝒐́𝒂
Để con tiếp xúc, giao tiếp thật nhiều với thế giới thật, những hoạt động ngoại khóa, các lớp học thể thao, vui chơi,... vừa giúp con phát triển toàn diện vừa cách ly con khỏi chiếc điện thoại
6. 𝑪𝒉𝒐 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒉𝒂𝒎 𝒈𝒊𝒂 𝒄𝒂́𝒄 𝒉𝒐𝒂̣𝒕 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒐𝒂̣𝒊 𝒌𝒉𝒐́𝒂
Muốn con cai nghiện được điện thoại, người lớn cũng cần loại bỏ thói quen xấu này, hạn chế tối đa việc lạm dụng các thiết bị điện tử, smarphone… Khi trẻ còn nhỏ, tuyệt đối tránh việc sử dụng điện thoại khi ở gần con, nếu cần hãy ra khỏi phòng nơi bé nằm mới sử dụng.
𝑪𝒉𝒂 𝒎𝒆̣ 𝒏𝒆̂𝒏 𝒍𝒂̀𝒎 𝒈𝒊̀: Hãy cho con bạn nhiều thời gian rảnh hơn để chúng được tiếp xúc và tương tác thực tế với bạn bè cùng trang lứa. Đơn giản thế thôi!