Phạt khi con nói dối nhưng không khuyến khích nói thật
Nhìn chung, cha mẹ thường giỏi việc trừng phạt hơn là khen thưởng. Chúng ta dễ dàng la hét, tước bỏ quyền lợi nào đó của con, nhưng thường bỏ qua những hành vi tốt mà không có sự ghi nhận nào.
Mặc dù rõ ràng là bạn không thể và không nên khen ngợi từng lời nói thật của con, nhưng bạn có thể xác định thời điểm con lựa chọn nói thật dù khó khăn và khuyến khích điều đó.
Ví dụ: Mẹ tự hào vì con đã nói thật với mẹ rằng con chưa làm xong bài tập về nhà. Chúng ta cùng nói chuyện xem lý do tại sao nhé.
Phạt khi con nói dối nhưng không khuyến khích nói thật
Nhìn chung, cha mẹ thường giỏi việc trừng phạt hơn là khen thưởng. Chúng ta dễ dàng la hét, tước bỏ quyền lợi nào đó của con, nhưng thường bỏ qua những hành vi tốt mà không có sự ghi nhận nào.
Mặc dù rõ ràng là bạn không thể và không nên khen ngợi từng lời nói thật của con, nhưng bạn có thể xác định thời điểm con lựa chọn nói thật dù khó khăn và khuyến khích điều đó.
Ví dụ: Mẹ tự hào vì con đã nói thật với mẹ rằng con chưa làm xong bài tập về nhà. Chúng ta cùng nói chuyện xem lý do tại sao nhé.
Không nói chuyện về sự trung thực
Bạn đã bao giờ trò chuyện với con mình về lý do tại sao nói thật lại quan trọng không? Dù sao đây cũng không phải điều trẻ hiển nhiên hiểu được.
Trên thực tế, đôi khi việc nói dối dường như có thể mang lại lợi ích cho bạn. Vì vậy. tại sao con bạn phải trung thực khi điều đó không có lợi cho con? Bạn đã làm rõ cho con hiểu điều này hay chưa? Nếu chưa thì có lẽ bạn nên bắt đầu từ đây.
Phản ứng thái quá
Nếu bạn là người hay cáu gắt với con khi con điều gì đó sai trái, rất có thể con sẽ nói dối bạn. Mọi bậc cha mẹ đều đã có những lần mất kiểm soát, tuy nhiên bạn nên hạn chế những lần như thế càng ít càng tốt.
Trách móc và so sánh
So sánh đứa trẻ này với đứa trẻ khác có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự trọng của trẻ. Theo cách này, kể cả khi đứa trẻ có đạt được thành tích gì đi chăng nữa, chúng cũng không cảm thấy vui và luôn thấy mình còn kém cỏi. Các chuyên gia cho rằng, cha mẹ cần hạn chế những câu nói bắt đầu bằng cụm từ: “Tại sao con lại như vậy…”.
Không để con mắc lỗi
Chúng ta thường sẽ học được rất nhiều điều từ chính những sai lầm của mình. Khi cha mẹ cố gắng bảo vệ con khỏi những sai lầm, điều đó vô tình cướp đi cơ hội để trẻ đối mặt với hậu quả của những lựa chọn và quyết định. Do đó, khi muốn ngăn cản con làm điều gì, cha mẹ hãy thử nghĩ về những điều xảy ra trong sai lầm này có thể dạy cho con bạn.
Giúp con tránh trách nhiệm
Một số bậc cha mẹ nghĩ rằng cần làm mọi thứ để tuổi thơ của con chỉ có những điều vui vẻ. Vì vậy, họ quyết định không bắt con phải có trách nhiệm với các công việc trong gia đình hay những thứ tương tự. Trong thực tế, theo cách chuyên gia, khuyến khích con làm việc phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp chúng trở thành người có trách nhiệm hơn trong tương lai.
Mong đợi sự hoàn hảo
Điều này là khá bình thường vì cha mẹ luôn hy vọng những điều tốt nhất và mong đợi nhiều hơn từ con cái. Tuy nhiên, kỳ vọng quá cao có thể gây ra nhiều vấn đề. Chúng ta cần nhận thức rằng trẻ em không thể làm hoàn hảo mọi thứ chúng làm. Do vậy, thay vì thúc đẩy trẻ tốt hơn những người khác, cha mẹ nên tập trung vào thành tích và giúp trẻ cái thiện các kỹ năng.