Mới đây, Bác sĩ - Tiến sĩ phẫu thuật tại NHS và là giảng viên tại Đại học Sunderland (Anh) Karan Rajan đã có chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng "Thực sự có những điểm mù mà mọi người thường bỏ qua trong kiểm tra ung thư vú tại nhà, đặc biệt là phụ nữ".
Trên trang cá nhân của mình, BS.TS Karan Rajan đã đăng tải một video cung cấp thông tin về các bộ phận trên cơ thể mà bạn phải kiểm tra, bao gồm nách và xương đòn.
1. Đuôi vú phụ
Trong video này bác sĩ chỉ rõ trong sơ đồ vú nơi có một đuôi mô vú kéo dài tới vùng dưới cánh tay. Đuôi mô vú này được gọi là đuôi vú phụ - mặc dù dường như trông nó không giống với một phần của vú.
Đuôi vú phụ cũng có hệ thống các hạch bạch huyết tương tự như các phần khác của ngực. Đây cũng là lý do tại sao nhiều người cảm thấy bị đau nhức vùng ngực gần nách.
2. Xương quai xanh
Bên cạnh vùng dưới cánh tay thì một điểm mù khác mà mọi người thường quên kiểm tra chính là xương quai xanh.
"Mô vú và các hạch bạch huyết có liên quan chạy dưới vùng xương quai xanh - vì vậy khi tìm kiếm dấu hiệu ung thư vú, hãy chắc chắn bạn không bỏ qua vùng này", BS.TS Karan Rajan nhấn mạnh.
Hạch nổi xương quai xanh là được giải thích là tình trạng các hạch bạch huyết to ra do có sự tăng sinh của các tế bào xô-ma bên trong hoặc do có khối u xâm lấn tế bào xô-ma.
3. Phía sau núm vú
Khu vực thứ 3 mà mọi chị em thường bỏ qua khi kiểm tra đó là phần phía sau núm vú. Hầu hết mọi người khi bị chẩn đoán mắc ung thư vú sẽ có điểm chung là sự thay đổi ở núm vú, nhưng nếu ung thư ở phía sau núm vú thì thường có thể bị bỏ sót.
Núm vú ở bệnh nhân ung thư vú thường dẹt hơn, đầu núm tụt vào trong, đầu vú có tiết dịch hoặc tiết máu. Xung quanh vùng núm vú có thể có vảy hoặc bị viêm kèm theo đó là tình trạng ngứa nhiều, mẩn đỏ, đau nhức hoặc sần sùi.
Cách kiểm tra ung thư vú chính xác tại nhà là gì?
Có 5 bước mà bạn có thể thực hiện để kiểm tra bất kì dấu hiệu cảnh báo nào của bệnh ung thư vú, cụ thể như sau:
- Bước 1: Nhìn vào ngực trong gương, giữ cho vai thẳng và để tay chống vào hông. Bạn quan sát xem có các vết lõm, nếp nhăn, vùng da căng lên, mẩn đỏ, phát ban hay có những thay đổi nào ở núm vú không.
Núm vú ở bệnh nhân ung thư vú thường dẹt hơn, đầu núm tụt vào trong, đầu vú có tiết dịch hoặc tiết máu. Xung quanh vùng núm vú có thể có vảy hoặc bị viêm kèm theo đó là tình trạng ngứa nhiều, mẩn đỏ, đau nhức hoặc sần sùi.
Cách kiểm tra ung thư vú chính xác tại nhà là gì?
Có 5 bước mà bạn có thể thực hiện để kiểm tra bất kì dấu hiệu cảnh báo nào của bệnh ung thư vú, cụ thể như sau:
- Bước 1: Nhìn vào ngực trong gương, giữ cho vai thẳng và để tay chống vào hông. Bạn quan sát xem có các vết lõm, nếp nhăn, vùng da căng lên, mẩn đỏ, phát ban hay có những thay đổi nào ở núm vú không.
- Bước 2: Tiếp tục đứng trước gương nhưng giơ thẳng hai tay lên cao qua đầu, người hơi đổ về phía trước rồi quan sát các điểm kể trên.
- Bước 3: Kiểm tra núm vú kỹ hơn. Quan sát xem có bất kì dấu hiệu nào của chất lỏng (dịch) chảy ra từ một hoặc cả hai núm vú không. Chất dịch này có thể màu trong như nước, màu trắng đục, màu vàng hoặc đỏ như máu.
Bạn có thể để hai tay ra sau gáy và đứng thẳng.
- Bước 4: Nằm xuống và sử dụng tay phải của bạn để nắn ngực trái và tay trái để nắn ngực phải. Mục đích là để kiểm tra xem có các u cục nào xuất hiện không.
Bạn cần sử dụng 2 - 3 ngón tay (ngón trỏ - giữa, áp út) khép chặt để di chuyển từ từ theo chuyển động vòng tròn xoắn ốc xung quanh bầu ngực và mở rộng dần. Di chuyển từ xương quai xanh tới vùng nách, tới đỉnh ngực rồi tới khe ngực để đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra toàn bộ vùng ngực.
Ngón tay di chuyển nên có một chút lực ấn trung bình đối với mô ở giữa ngực, lực mạnh với mô phía sau và lồng ngực; còn với phía dưới bầu ngực nên dùng lực ấn nhẹ.
- Bước 5: Ngồi xuống và thực hiện cách kiểm tra tương tự ở bước 4.
Ung thư vú nếu được phát hiện sớm (giai đoạn 0 và 1) có tỷ lệ sống trên 5 năm là 100%. Vì thế mà bạn cần kiểm tra ngực định kì tại nhà, đặc biệt với nhóm người thuộc yếu tố nguy cơ cao.