Bạn đối xử thô bạo với con trẻ, con sẽ trả lại bạn sự hung dữ. Bạn đối xử với con bằng sự tinh tế, trẻ sẽ đáp lại bạn bằng lòng biết ơn. Cách giáo dục của bạn quyết định tính cách và thói quen của con. Đối với những trẻ lấy trộm tiền cũng vậy. Vậy cần phải làm gì khi con lấy trộm tiền của bố mẹ? Và đây là cách mà những bà mẹ thông thái đã làm.
Làm gì khi con lấy trộm tiền của bố mẹ?
Câu chuyện thứ 1:
Một người mẹ có con trai 12 tuổi và con gái 8 tuổi, để mua một chiếc đồng hồ mới mà cậu anh đã lấy trộm hai tờ 100 ngàn từ ví của mẹ rồi đưa một tờ cho em gái, còn một tờ mình giữ để mua đồng hồ. Người mẹ phát hiện thiếu tiền, cô đoán là con đã lấy, thế nhưng cô không biết là đứa nào.
Một lần trong bữa tối, người mẹ nói với các con rằng: “Mẹ nghĩ ví tiền của mẹ hình như thiếu mất 200 ngàn, có phải là kẻ trộm vào nhà không nhỉ? Mẹ thấy lo quá”.
Cậu anh cúi đầu, cô em gái thì tỏ ra hơi căng thẳng, người mẹ đã xác minh được tiền là do hai con lấy đi. Em gái nhát gan nên lén trả lại tờ 100 ngàn vào ví của mẹ.
Nhìn thấy tờ tiền được trả về, người mẹ mỉm cười, sau đó cô nói với các con: “Hình như mẹ đã nghĩ sai rồi hay sao ấy, mấy ngày trước có nói là thiếu mất 200 ngàn, thật ra là mẹ nhầm, chỉ thiếu 100 ngàn thôi”.
Em gái tỏ ra thản nhiên, nhưng cậu anh vẫn cứ yên lặng. Người mẹ nói thêm một câu: “Mẹ không tin là người nhà mình lấy trộm, có thể là có kẻ trộm vào, chúng ta đi báo cảnh sát đi, các con nghĩ sao?”
Cô em gái liếc nhìn anh trai, cậu anh cũng đã trở nên căng thẳng rồi, nhân lúc mẹ đang nấu cơm, cậu mang 100 ngàn trả lại vào ví của mẹ.
Nhìn thấy số tiền mà các con trả lại, người mẹ cảm thấy rất vui mừng, trong một lần nói chuyện với các con, cô nói: “Mẹ não cá vàng quá, 100 ngàn cũng đâu có mất đi đâu, là do mẹ đếm thiếu, lớn tuổi rồi nên đầu óc hỏng cả rồi…”
Cậu anh và em gái cùng nhìn nhau cười, kể từ đó trong nhà không còn xảy ra việc mất tiền nữa.
Câu chuyện thứ hai
Xem thêm:
Có một người mẹ đang đi làm thì nhận được điện thoại của giáo viên ở trường khiến cô không thể tin vào tai mình: “Con trai của cô trộm 1 triệu của cô giáo, cháu đã thừa nhận rồi, cảnh sát cũng đã đến đây rồi…”
Cô vội trả lời: “Dù cháu có làm gì sai, xin đừng đánh mắng con tôi, hãy đợi tôi đến rồi hẵng xử lý!”.
Sau đó cô yêu cầu cô giáo chuyển điện thoại cho con. Con cô vừa khóc vừa gọi “Mẹ ơi”. Người mẹ nói: “Con trai, đừng sợ, dù có việc gì, mẹ sẽ luôn là người ủng hộ con, mẹ sẽ đến ngay”.
Cô vội vàng đạp xe đến trường, trước cổng có xe cảnh sát, bên trong phòng có hai viên cảnh sát có vẻ căng thẳng, hai giáo viên một nam một nữ và một chủ nhiệm đã lớn tuổi.
Cô giáo đanh thép nói với mẹ của đứa trẻ rằng: “Sáng nay con trai cô đã lấy 1 triệu từ ngăn kéo của tôi, em ấy đã thừa nhận rồi, cô xem mà xử lý đi”.
Người mẹ không để tâm đến cô giáo, cô đi tìm con mình, cậu bé đang đứng run rẩy, quần áo lấm lem, nước mắt giàn giụa, cô bước đến ôm lấy con.
“Mẹ ơi, nếu không phải vì những điều mẹ nói thì có thể con đã leo lên sân thượng rồi! Họ bắt con ngồi tù, con sợ lắm…”
“Con trai, con nói sự thật với mẹ đi, mẹ tin con!”. Con trai lắc đầu nói: “Con không có lấy ạ.”
Sau khi an ủi con, người mẹ đứng dậy và nói: “Tôi tin con trai mình, cháu nói không lấy nghĩa là không lấy!”. Cậu bé cảm kích nhìn mẹ mình.
Cô giáo trừng mắt nhìn như thể châm biếm “Con hư tại mẹ” rồi cười lạnh nói: “Vừa rồi thằng bé đã thừa nhận rồi”.
“Vậy cô nói xem cháu đã thừa nhận như thế nào? Còn nữa, tiền trộm ở đâu rồi? Mang chứng cứ cháu trộm tiên ra đây. Không tìm thấy chứng cứ mà bắt trẻ em, cảnh sát cũng không nên làm như thế này đâu.”
Một cảnh sát bên cạnh nhún vai nói: “Quả thật là không tìm thấy chứng cứ, nhưng cháu nó đã thừa nhận rồi”.
Cô giáo mất kiên nhẫn nói ra những lời mà cậu bé đã nói khi bị thẩm vấn, người mẹ xoay lại hỏi con: “Cô giáo nói có đúng không con?”
Cậu bé lắc đầu: “Từ buổi sáng cô đã không lên lớp, họ còn gọi cảnh sát đến, con sợ lắm, cô nói con thừa nhận thì có thể về nhà…”
Cô giáo tái mặt, không nói gì.
“Thẩm vấn bằng cách uy hiếp mà là thẩm vấn sao? Tôi muốn kiện cô tội vu khống!”
Người phụ nữ nghèo gầy gò đi xe đạp này không biết lấy dũng khí từ đâu, cô mặc kệ tất cả mọi người và đưa con về. Có lẽ trước mặt con, mọi hành động của người mẹ đều có lý lẽ riêng.
Trên đường về nhà, cậu bé cảm kích ôm lấy mẹ: “Mẹ ơi, cảm ơn mẹ đã cho con sức mạnh ạ.”
Sau khi về nhà chưa bao lâu, chủ nhiệm gọi đến báo rằng 1 triệu bị mất đã tìm thấy rồi, là do cô giáo tự mình vô ý để tiền vào ngăn kéo khác rồi quên mất.
Tuy việc này vẫn khiến cậu bé bị ám ảnh, nhưng cách làm của người mẹ đã khiến con trai được hãnh diện, khi đi trong sân trường cũng có thể ngẩng cao đầu, bởi vì mẹ đã cho cậu bé cảm giác an toàn và lòng dũng cảm. Cho đến khi trưởng thành, cậu bé vẫn nhớ giây phút ấm áp này.
Phụ huynh nên làm gì khi phát hiện con lấy trộm tiền của bố mẹ?
Phụ huynh cần làm gì khi con lấy trộm tiền của bố mẹ để không gây tổn thương cho con trẻ?
Tuyệt đối không được dùng cách “thẩm vấn phạm nhân” để đặt vấn đề với con hoặc cưỡng chế trẻ nhận sai.
Các bậc phụ huynh nên dùng cách hòa nhã để nói chuyện với các con, để các con biết rằng cha mẹ biết rõ việc con phạm lỗi. Nếu thô bạo bắt con nhận lỗi thì sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của con cũng như dẫn đến việc con không thừa nhận và chống đối.
Nhất định phải làm rõ nguyên nhân con trộm tiền thì mới có thể tìm được cách chấm dứt hành vi này. Nếu vì mua thứ gì đó mà con trộm tiền và nếu thứ đó khá hợp lý thì cha mẹ có thể mua cho con và khuyên bảo con “từ nay đừng làm như thế nữa, con cần gì có thể nói với cha mẹ, đừng ăn trộm tiền, đây là hành vi rất sai trái”.
Nếu như không phải là yêu cầu hợp lý, ví dụ như con đã có đồng hồ rồi mà còn muốn mua nữa thì mẹ có thể cho con mượn tiền để con trả sau. Một là có thể tránh được việc trẻ trộm tiền, hai là có thể xây dựng thói quen mua đồ cẩn thận cho con. Và sau đó dặn dò con không được tái phạm.
Cách giáo dục của cha mẹ quyết định tính cách và thói quen của con trẻ. Bạn đối xử thô lỗ của con trẻ, con sẽ trả lại bạn sự hung dữ. Bạn đối xử với con bằng sự tinh tế, trẻ sẽ đáp lại bạn bằng lòng biết ơn.
Cha mẹ là tấm gương và là điểm tựa của con cái, hãy dùng tình yêu thương để bảo vệ các con, vừa xây dựng tính cách và thói quen tốt cho trẻ, lại vừa không khiến con bị tổn thương về mặt tâm hồn.