Làn da của trẻ vốn đã rất nhạy cảm nên khi bị muỗi đốt rất dễ nổi nốt, sưng to và để lại những vết thâm. Cha mẹ muốn tránh cho bé bị muỗi đốt thâm da thì nên lưu ý một số điều sau đây.
Vì sao muỗi có thể tấn công trẻ dễ dàng?
Trẻ là đối tượng không thể phản kháng lại với sự tấn công của muỗi vì thế các bé chính là đối tượng thu hút muỗi đến hút máu. Dưới đây là những lý do vì sao muỗi có thể dễ dàng tấn công con của bạn:
– Môi trường ô nhiễm: các vũng nước ứ đọng lâu ngày, những thùng rác không có nắp đậy đầu là nơi thu hút muỗi. Nếu như những thứ này đang tồn tại trong căn nhà của bạn thì trẻ có nguy cơ bị muỗi tấn công là rất cao.
– Do phần da để lộ ra ngoài: trẻ thường được mặc quần áo mỏng, tã lót, áo cộc tay nên rất dễ lộ da ra ngoài. Điều này dễ dàng làm trẻ trở thành mục tiêu của muỗi.
– Môi trường ẩm ướt: đây là cơ hội cho muỗi sinh sản. Vì thế nên hạn chế những thứ đồ ẩm ướt ở trong nhà.
– Mùi thức ăn: khu vực bếp cần phải được vệ sinh sạch sẽ bởi vì mùi thức ăn cũng là điểm rất thu hút muỗi.
– Các loại dầu thơm cho trẻ: mẹ thường bôi dầu thơm hay các loại kem, phấn rôm mát xa cho bé. Nhưng mùi thơm từ những loại sản phẩm này có thể thu hút muỗi đến gần trẻ hơn.
Bé bị muỗi đốt thâm da phải làm sao?
Cha mẹ chỉ cần nhìn thấy vài nốt muỗi đốt trên da con là đã thấy rất sốt ruột rồi. Da trẻ vốn rất mẫn cảm nên những vết muỗi đốt có thể sưng to, ngứa ngày khó chịu, thậm chí làm loét da và mưng mủ trên da của bé. Khi những vết ngứa này qua đi lại để lại những vết thâm xấu xí. Theo các chuyên gia da liễu thì muỗi là côn trùng có thể gây các bệnh truyền nhiễm cho con người. Khi trẻ bị muỗi đốt, vùng da đó sẽ đỏ ửng, sưng lên, ngứa ngáy và sau đó là thâm lại. Nguyên nhân của quy trình này là do thứ có trong nước bọt của muỗi. Khi bị muỗi đốt, trẻ thường có phản xạ gãi vùng da này và gây trầy xước da. Khi đó cấu trúc da có thể bị phá hủy và khó liền lại với trạng thái ban đầu, để lại những vết thâm xấu xí. Vì thế để tránh trường hợp này, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
– Khi thấy cơ thể trẻ xuất hiện những nốt muỗi đốt, bạn có thể đắp một viên đá nhỏ lên nốt bị muỗi đốt tạm thời. Một số loại kem dưỡng da dịu nhẹ dành riêng cho bé cũng có thể mang lại tác dụng nhanh chóng trong trường hợp này.
– Nếu thấy trẻ đang gãi vùng bị muỗi đốt thì hãy cố gắng ngăn cản điều này, đánh lạc hướng trẻ để trẻ không gãi, tránh lây lan vi khuẩn qua những vết xước khi trẻ gãi.
Để kiểm soát ngứa và sưng sau khi bị muỗi đốt, hãy đắp đá lên vùng bị nhiễm trùng.
Bé bị muỗi đốt thâm da phải làm sao, cha mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo điều trị tại nhà cho bé như:
– Dùng chanh: chanh vốn có tình chống viêm và gây tê cực kì tuyệt vời. Bạn có thể cắt đôi quả chanh và bôi trực tiếp lên vết muỗi đốt cho bé hoặc dùng nước cốt chanh bôi lên.
– Dùng tỏi: tỏi trong trường hợp này có tác dụng như một loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng cho vùng da bị sưng và ngứa của trẻ, hạn chế để lại vết thâm sau này. Cha mẹ có thể nghiền tỏi rồi xát lên vết ngứa. Nhưng nhớ lau sạch lại cho bé bằng khăn ấm sau vài phút.
– Baking soda: đây là giải pháp rất phổ biến với các bà mẹ. Baking soda có thể phục hồi độ pH và giảm ngứa nhanh chóng cho trẻ. Cách làm là hòa tan 1 thìa ca phê baking soda với nước. Sau đó, nhúng khăn mềm vào rồi đặt lên chỗ bị muỗi đốt trong khoảng 10 phút là sẽ thấy ngay hiệu quả.
– Mật ong: mật ong có thể kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Vì thế không nghi ngờ gì khi có thể dùng mật ong để trị khi bé bị muỗi đốt thâm da. Mật ong sẽ nhanh chóng làm dịu vết muỗi đốt và kiểm soát tình trạng viêm cho da.
Khi bé bị muỗi đốt, cha mẹ cũng nên chú ý một chút nếu thấy da trẻ có những dấu hiệu như nổi mẩn đỏ có mủ, sưng to kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, sốt cao, nôn mửa thì ngay lập tức cho trẻ đến bệnh viện để được các y bác sĩ khám chữa.
Bé bị muỗi đốt thâm da phải làm sao ngày nay cũng có rất nhiều loại thuốc bôi được điều chế dành riêng cho trẻ với tác dụng cũng rất tốt, đặc biệt là có chứng minh về độ an toàn với da trẻ. Ngoài ra thì những mẹo chữa tại nhà cũng là cách khá hay cho cha mẹ áp dụng với bé.