Bệnh điếc tai ở trẻ em thường ít gặp. Tuy nhiên nếu không chú ý và phát hiện từ đầu có thể gây ảnh hưởng cho bé sau này. Bình thường thì bé cũng còn nghe thấy được chút ít, nên nếu được chẩn đoán sớm. Cùng với máy nghe phụ trợ kết hợp với sự kích thích xúc giác và thị giác có thể giúp cho trẻ tập nói được
Những vấn đề thường gặp ở tai trẻ em Một đứa trẻ cũng có thể bị lãng tai do một bệnh nhiễm trùng tai như tai đóng mủ hay viêm tai giữa, hoặc đóng nút ráy tal ở ống ngoài. Vấn đề đối VỚI cha, mẹ là làm sao nhận biết được con mình có điếc hay không. Phát hiện được chứng điếc tai ở một trẻ sơ sinh không phải là dễ: mọi trẻ đều phát âm ra những tiếng lọc ọc cho đến sáu tháng tuổi, và những tiếng động lớn không có vẻ làm rộn những em nhỏ. Thời gian phát hiện ra bệnh điếc tai ở trẻ em Tuy nhiên, sau khoảng bốn đến sáu tháng tuổi, một trẻ điếc tai có thể trở nên yên lặng và thường không bi bô như một trẻ bình thường, vì nó không nhận ra được sự khích lệ của giọng nói chính mình hay của giọng nói một người khác. Nếu một trẻ không nghe được thì học nói có thể là một việc làm vô cùng khó khăn. Phần lớn ngôn ngữ của một đứa trẻ phải được tiếp thu trước khi tập nói. Do đó, đứa trẻ càng mất khả năng nghe lâu chừng nào, thì nó càng chậm trao đổi với người khác bấy nhiêu. Ngay cả trường hợp chỉ điếc một phần thôi cũng sẽ gây trở ngại cho việc học nói của trẻ. Bệnh điếc ở trẻ nhỏ có thể là bẩm sinh (do bệnh di truyền, bệnh trong thời kỳ bào thai, do đẻ non, đẻ khó, bị ngạt…) hoặc xuất hiện ở tuổi chưa phát triển đầy đủ ngôn ngữ (trước 5 tuổi) do viêm tai, viêm não – màng não. Các bệnh nhiễm virus (như SỞI, quai bị) hay nhiễm độc (đặc biệt là nhiễm độc thuốc) đều có thể gây điếc. Những dấu hiệu của bệnh điếc tai ở trẻ em Trẻ được chia thành lứa tuổi để phân biệt một cách dễ dàng Trẻ ở lứa tuổi vườn trẻ và mẫu giáo: Thiếu phản ứng đối với các âm thanh, không chú ý; không vâng lời do không hiểu hoặc hiểu không rõ những gì người khác nói. Phát triển mạnh thứ ngôn ngữ bằng nét mặt và điệu bộ (nếu như trẻ hiếu động, thông minh và có nhu cầu giao tiếp). Một số trẻ trở nên hung dữ, hay cáu gắt hoặc tính khí khác thường. Do trẻ thấy cô độc, thấy khó khăn trong việc hiểu người khác và làm cho người xung quanh hiểu mình. Trẻ ở tuổi đi học: Trẻ chậm nói. ít nói, diễn đạt khó khăn, phát âm sai… Học kém. học chậm, thiếu vâng lời… do chi tiếp nhận một phần nhỏ lời giảng của giáo viên. Một số trẻ có sự rối loạn về tính tình do bị quở trách, trêu chọc. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý khi trẻ có dị hình vành tai hay ống tai ngoài; kèm theo viêm mũi – họng, đau hoặc viêm tai… Nguyên nhân gây bệnh điếc tai ở trẻ em Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh điếc tai ở trẻ Do di truyền Về mặt di truyền, các nhà khoa học đã tìm ra một loại gen có tên gọi PDS. Chính gen này là thủ phạm gây ra chứng điếc bẩm sinh ở trẻ. Nếu cha hoặc mẹ bị điếc bẩm sinh thì nguy cơ sinh con sinh ra mắc căn bệnh này là rất cao. Có những trường hợp, bố và mẹ đều có thính giác bình thường; nhưng mang trong người gen điếc lặn, con sinh ra vẫn có thể bệnh điếc tai bẩm sinh. Việc kết hôn với những người gần huyết thống cũng có thể gây ra điếc tai cho em bé khi chào đời. Mẹ nhiễm virus khi mang thai Khi mang thai, mẹ rất dễ bị nhiễm bệnh, nhiễm virus, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Các virus này khi vào cơ thể mẹ có thể qua nhau thai và ảnh hưởng tới thai nhi. Điếc tai bẩm sinh có thể là một trong những biến chứng mà mẹ bầu bị nhiễm virus gây ra. Một số loại virus có thể gây biến chứng điếc bẩm sinh cho thai nhi như: Virus rubella, cúm,… Tai biến trong quá trình sinh Các tai biến trong quá trình sinh như: Sinh non, ngạt thở, sinh khó, vàng da bệnh lý,… đều có thể là nguyên nhân khiến bệnh điếc tai ở trẻ em. Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 3kg hoặc phải sử dụng một số loại thuốc hô hấp do sinh non đều có nguy cơ bị mất thính giác. Mẹ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai Trong quá trình mang thai, người mẹ mắc phải các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị điếc ngay khi chào đời. Mẹ phải sống trong môi trường âm thanh quá lớn Trên thực tế, ở cả những người trưởng thành, nguyên nhân gây điếc là do sống trong môi trường có âm thanh quá lớn. Với trẻ sơ sinh cũng vậy. Theo nghiên cứu, âm thanh nếu có tần số từ 20Hz đến 15.000Hz ở bên ngoài môi trường thì hoàn toàn có khả năng lan truyền qua cơ thể mẹ đến với não của thai nhi và gây ra ảnh hưởng tới thính giác. Ngoài ra, việc mẹ cho thai nhi nghe nhạc với âm lượng quá lớn cũng là một trong những sai lầm khiến trẻ bị điếc Những việc cần làm với bệnh điếc tai ở trẻ em Hãy thử khả năng nghe của trẻ bằng cách gây tiếng động khá lớn khi trẻ đang xoay đầu đi đằng khác, để xem trẻ có quay lại không. Hãy chú ý đừng để trẻ nhìn thấy bạn. Nếu trẻ có phản xạ quay lại; hãy tạo những âm thanh nhỏ dần đi và nhận xét xem âm thanh nhỏ đến mức độ nào khi trẻ hết nghe thấy. Nếu trẻ có vấn đề về thính giác, bạn hãy đưa trẻ đi khám bệnh để được điều trị thích hợp. Máy trợ thính là một công cụ hiệu quả để nâng sức nghe cho người điếc và một phương thức phổ biến để luyện nghe. Luyện nghe cho trẻ điếc Luyện nghe cho trẻ điếc bằng cách tận dụng và luyện các phần thính giác còn sót lại ở trẻ. Hãy thường xuyên chú ý đến việc luyện nghe này. Bởi nó đem lại nhiều lợi ích cho trẻ, bên cạnh đó tạo điều kiện cho cha mẹ gần gũi con hơn. Giúp con nhanh chóng chữa được bệnh điếc tai ở trẻ em Quá trình luyện nghe chia làm bốn giai đoạn: Tập nghe. Tập phân biệt các âm thanh đã nghe. Tập nghe tiếng nói một cách tổng thể. Phân tích và hiểu được lời nói.