Ngôn ngữ cử chỉ cũng giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé và thắt chặt tình cảm giữa bé với cha mẹ. Việc học các ngôn ngữ cử chỉ có vẻ khó khăn nhưng một khi bé đã sử dụng thành thạo vài ký hiệu, bé sẽ dễ dàng học thêm những ký hiệu mới.
Hãy suy nghĩ đơn giản và bắt đầu chậm rãi
Khi bạn dạy trẻ ngôn ngữ cử chỉ, hãy lần lượt giới thiệu từng dấu hiệu một. Bạn nên bắt đầu với khoảng năm từ và cho đến khi bé đã bắt đầu phản ứng với những từ đó, bạn có thể dạy trẻ nhiều hơn. Học ngôn ngữ cử chỉ là một quá trình dài, nó tùy thuộc vào độ tuổi con bạn bắt đầu làm quen. Một đứa bé sáu tháng tuổi được giới thiệu ngôn ngữ ra hiệu có thể ra hiệu ngược lại cho bạn trong vòng một hoặc sáu tháng sau đó, thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào từng đứa trẻ.
Hãy kiên nhẫn
Mọi phụ huynh đều có khả năng dạy ngôn ngữ cử chỉ cho bé. Nguyên nhân thất bại của một số cha mẹ do họ thiếu kiên nhẫn. Ngôn ngữ cử chỉ không thể học ngay lập tức, nó là một quá trình tương đối chậm tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ. Đừng nản lòng, bé đang và sẽ học hỏi từ bạn, và khi thời điểm đó đến, trẻ sẽ cho bạn biết rằng chúng hiểu được ngôn ngữ cử chỉ của bạn. Quá trình học tập này là sự tương tác vô giá giữa bạn và bé. Hãy kiên nhẫn và chờ đợi những điều thú vị từ việc dạy ngôn ngữ cử chỉ cho bé nhé!
Hãy nhất quán
Một khi bạn đã quyết định năm từ đầu tiên, hãy nhất quán trong việc sử dụng chúng với bé. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng các dấu hiệu “sữa” với bé và ra dấu này khi bạn đang cho con bú, hãy tiếp tục sử dụng nó mỗi khi bạn cho bé ăn. Nếu bạn chỉ sử dụng dấu hiệu này một vài lần, bé không thể hiểu rằng dấu hiệu này có nghĩa là "sữa". Bé chỉ nghĩ đơn giản là một trò chơi bạn đang chơi với bé. Điều quan trọng là hãy thường xuyên sử dụng hàng ngày. Mỗi khi bạn sử dụng từ "sữa", hãy tạo thành một phản xạ tự nhiên với dấu hiệu đó và nói to thành tiếng. Sự lặp đi lặp lại là chìa khóa thành công.
Hãy ra dấu dựa trên khả năng của trẻ.
Khi bạn tương tác với bé, điều quan trọng là phải nhớ sự giới hạn về khả năng của trẻ. Giữ sự biểu cảm trên nét mặt và ra dấu trong tầm nhìn của trẻ, điều này đảm bảo rằng bé nhìn thấy chính xác cách ra hiệu đó. Ra dấu ở một góc độ trẻ không nhìn rõ sẽ dẫn đến bé hiểu sai hoàn toàn dấu hiệu mà bạn đang thực hiện.
Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ dành cho trẻ trong bối cảnh cụ thể
Khi giảng dạy ngôn ngữ cử chỉ cho bé, hãy nhớ liên kết từ đó với hoàn cảnh hiện tại hoặc cảm xúc tại thời điểm đó. Không thể dạy trẻ dấu hiệu liên quan đến những sự việc đã diễn ra trong quá khứ. Ví dụ, bạn đang đi cùng bé và thấy một con chó trên đường, bạn không thể ra dấu hiệu về con chó và nói rằng “Con có nhớ con chó hôm qua chúng ta thấy trong công viên không?”. Bạn nên tìm nhiều tình huống đang xảy ra để diễn tả dấu hiệu bạn đang dạy cho trẻ. Chẳng hạn, dùng dấu hiệu chỉ “con chó” khi bạn đang kể một câu chuyện có liên quan đến chó, lúc nhìn thấy một con chó trên tivi hay chỉ tay vào con thú cưng trong gia đình.
Luôn luôn sử dụng các dấu hiệu và lời nói cùng lúc
Đảm bảo rằng mỗi lần bạn ra dấu hiệu về một từ nào đó, bạn cũng phải gọi tên từ đó. Điều này giúp bé để tạo kết nối giữa từ và dấu hiệu đó nhanh hơn.
Sử dụng dấu hiệu thúc đẩy
Điều quan trọng là khi lựa chọn từ ban đầu, bạn cũng sử dụng kết hợp của từ ‘thực tế’ và ‘từ thúc đẩy’.
Từ ‘thực tế' sẽ sử dụng thông dụng làm cho bạn và cuộc sống của bé dễ dàng hơn một khi ngôn ngữ ký hiệu được sử dụng trong nhà của bạn. Những từ này là những từ tổng quát và bao gồm các từ như ăn, uống, thay đổi, đau, ngủ,..v..v.
Điều quan trọng là phải cân bằng những từ này với các từ ‘thúc đẩy’ hoặc gây thú vị cho em bé. Từ 'thúc đẩy' từ có thể bao gồm các từ như gấu bông, bóng, chơi v.v.. Đây là những điều cụ thể mà bé quan tâm.
Hướng dẫn cho các thành viên gia đình và người chăm sóc
Điều quan trọng là bạn nên giới thiệu những dấu hiệu bạn đang sử dụng với bé cho những người tiếp xúc với bé thường xuyên. Điều này đảm bảo tính nhất quán. Khi bé nhìn thấy những dấu hiệu càng nhiều thì việc hiểu và ra dấu lại càng diễn ra sớm. Các Hiệp hội chăm sóc trẻ em đang dần dần giới thiệu ngôn ngữ cử chỉ, vậy hãy liên tục cập nhật những dấu hiệu mới để có thể sử dụng với con mình.
Sử dụng biểu cảm trên khuôn mặt phù hợp với từng dấu hiệu
Điều này đặc biệt quan trọng khi dạy cảm xúc hay cảm giác cho trẻ. Ngôn ngữ ký hiệu là một ngôn ngữ rất trực quan và cộng đồng người điếc sử dụng khuôn mặt của họ như là một phần của quá trình ra dấu. Khi thể hiện một cảm giác, hãy để khuôn mặt bạn minh họa một cách sống động những cảm giác đó. Cảm giác hạnh phúc có thể được minh họa bằng một khuôn mặt tươi cười lớn khi ra dấu và thể hiện bằng lời nói. Một cảm giác sợ hãi có thể được minh họa bằng cách cau mày hoặc một cái nhìn khiến người khác giật mình. Tuy nhiên, một số từ không yêu cầu hoặc không có biểu cảm khuôn mặt để biểu hiện rõ ràng. Khi mới bắt đầu, việc tập biểu cảm khuôn mặt có vẻ khá lạ lẫm với bạn. Bạn hãy thực hành bằng cách đứng trước gương và xem thử liệu biểu cảm khuôn mặt bạn có đang thể hiện từ mà bạn đang cố ra dấu không? Hãy nhớ rằng bạn thường biểu đạt quá mức hơn là thể hiện không đạt dấu hiệu đó khi biểu cảm bằng khuôn mặt.
Khuyến khích các nỗ lực của bé
Khi bé bắt đầu ra dấu, bé có thể sẽ không ra dấu chính xác 100%. Hãy khen ngợi cho nỗ lực của bé và lặp lại cách ra dấu chính xác. Khi bé ra hiệu rằng, bé cần một cái gì đó, hãy đưa nó cho bé, ngay cả khi các dấu hiệu là không hoàn toàn chính xác. Bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng các dấu hiệu thực sự hiệu quả!
Hãy vui vẻ!
Ngôn ngữ cử chỉ là ngôn ngữ trực quan đẹp và không phải là một ngôn ngữ gây căng thẳng. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng khi ra dấu, bé sẽ nhận ra sự căng thẳng đó. Hãy để việc ra dấu trở thành việc khiến bạn và bé vui vẻ. Thư giãn, vui chơi và tận hưởng những lợi ích mà ngôn ngữ tuyệt vời này có thể mang đến cho bạn và bé.