Các loại bánh quy và mì ống và pho mát có thể là thực phẩm dễ kiếm bạn có thể cho trẻ ăn tạm khi chúng thấy đói. Nhưng các chuyên gia sức khỏe cho rằng, ngoài lượng calo, chất béo cao thì lượng muối, natri trong các thực phẩm này có thể là môi trường gây ra các loại bệnh tật ở trẻ.

Trẻ em tuyệt đối không nên ăn nhiều muối, chỉ cần một lượng nhỏ natri trong các bữa ăn là đủ cần thiết cho việc duy trì khối lượng máu và huyết áp và chức năng các cơ và dây thần kinh.

Nhưng thực tế là hầu hết trẻ em đều tiêu thụ quá nhiều muối. Một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) tìm thấy rằng 90% trẻ em ăn ít nhất 1.000 mg natri/ ngày. Điều này cho thấy lượng muối dư thừa trong cơ thể trẻ là rất lớn.

Một chế độ ăn có hàm lượng natri cao có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao. Các báo cáo tương tự của CDC chỉ ra rằng cứ 6 trẻ em ở độ tuổi từ 8-17 thì có 1 trẻ có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao. Bệnh huyết áp cao có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và suy thận. Thêm vào đó, thực phẩm có lượng natri cao thì thường cũng có lượng calo và chất béo cao, từ đó tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh béo phì.

trẻ em không nên ăn nhiều muối 1

Một trong những nguồn thực phẩm có lượng natri cao mà cha mẹ không chú ý đến là các loại thực phẩm chế biến và đóng gói bao gồm pizza, thịt nguội và pho mát...

Như vậy, làm thế nào để giảm lượng muối trong cơ thể của trẻ?

Trẻ em tuổi từ 1-3 không nên tiêu thụ quá 1.000 mg natri mỗi ngày; Ở lứa tuổi 4-8, lượng natri cần thiết là 1.200 milligrams và với trẻ em lứa tuổi 9-18 là 1.500 mg. Dưới đây là một số cách để cắt giảm lượng natri, muối trong cơ thể của bé.

1. Cung cấp nhiều loại trái cây và rau quả

Trẻ em cần nhiều nhiều trái cây, rau quả mỗi ngày. Đồ ăn tươi một loại thực phẩm lý tưởng đối với trẻ, không nên để đông lạnh, thậm chí bạn còn có thể đóng hộp đồ ăn lại mà không bỏ thêm muối vào đó.

2. Đọc nhãn sản phẩm trước khi sử dụng

Khi xem ở các nhãn hàng thực phẩm, bạn sẽ ngạc nhiên bởi hàm lượng natri trong thực phẩm có vẻ lành tính như ngũ cốc, nước sốt và nước chấm, thậm chí ngay cả các loại thực phẩm có nhãn "hữu cơ", "tự nhiên" và "gluten-free" không thể có hàm lượng natri thấp. Hãy xem các loại thực phẩm có nhãn "chất béo thấp" hoặc "không béo", chúng sẽ có mùi vị rất ngon.

3. Hãy cảnh giác với việc "giảm hàm lượng natri"

Thực phẩm ít muối hoặc giảm hàm lượng natri có vẻ như là một ý tưởng tốt, nhưng bạn cũng phải luôn đảm bảo rằng có ít nhất là 25% hàm lượng cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

4. Hãy thử nghiệm với các loại hương vị khác nhau

Thay vì việc thêm muối hoặc gia vị hỗn hợp trong khi nấu ăn thì mỗi ngày bạn thử giảm lượng muối dần dần và các bữa ăn sau đó thậm chí còn cần đến nó. Tốt hơn, sử dụng nhiều loại thảo mộc và gia vị để thêm rất nhiều hương vị mà không cần thêm natri

trẻ em không nên ăn nhiều muối 2

5. Thực hiện các thay đổi nhỏ

Mặc dù trẻ em có thể quen hương vị của muối có trong các loại đồ ăn rồi nhưng bằng cách giảm từ từ hàm lượng trong mỗi bữa ăn, trẻ em sẽ dần dần nhận ra rằng hương vị thực sự của các loại thực phẩm mới thực sự là tuyệt vời.

6. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh

Tránh sử dụng đồ ăn nhanh càng nhiều càng tốt. Nếu đi ăn ngoài, bạn nên đặt trước một bữa ăn theo yêu cầu của bạn là giảm hàm lượng muối có trong khẩu phần ăn của trẻ.

7. Bố mẹ hãy là một hình mẫu cho các con của mình

Khi cha mẹ có một chế độ ăn uống hợp lí thì trẻ em cũng sẽ bắt chước bố mẹ của chúng. Vì vậy, bắt đầu làm thay đổi chế độ ăn uống của gia đình bạn và chắc chắn ông bà và những người chăm sóc trẻ cũng có một chế độ ăn hoàn hảo. Chắc chắn, sự thay đổi sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức, nhưng tương lai thì sức khỏe của con bạn sẽ là câu trả lời cho những gì bạn làm ngay từ ngày hôm nay.