Cách nuôi dậy con gái ngoan, giỏi dành cho mẹ
Mẹ và con gái luôn như những người bạn rất thân thiết, luôn luôn chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Không những thế, con gái sẽ luôn là niềm tự hào của các mẹ đối với mọi người xung quanh. Nhưng các mẹ có biết cách nào để nuôi dạy con gái ngoan, giỏi dành cho mẹ.
Các cách nuôi dạy con gái ngoan, giỏi dành cho các mẹ
Sau đây, các mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 7 cách nuôi dạy con gái ngoan, giỏi dành cho các mẹ đấy nhé!
1. Hãy giúp bé học cách thấu hiểu
Đối với trẻ nhỏ, khi trẻ nóng giận thì chúng không thể học được gì. Thay vì giảng giải, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Và sau đó hãy giảng giải để bé hiểu được lỗi lầm của mình.
Trong một số trường hợp, trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi và hoảng sợ, đừng cố giải thích về lỗi lầm của con. Thay vào đó, bạn hãy tạo cho trẻ một cảm giác an toàn và được yêu thương. Cuối cùng sau khi con đã bình tĩnh thì các mẹ hãy cùng bé chia sẻ để bé có thể hiểu được những hành động sai trái của mình.
2. Hãy giúp đỡ con
Nếu trẻ cho tập những thói quen mới, ban đầu các bé có thể cảm thấy không quen và dường như cảm thấy khó chịu. Trong những lần đầu, các mẹ hãy giúp trẻ nhiều hơn. Nhưng khi con đã làm nhiều lần, chúng sẽ tự tin hơn và có thể tự làm.
Việc tạo thói quen là một điều rất quan trọng giúp trẻ có những khung hướng dẫn xây dựng những kỹ năng cơ bản, giúp hình thành tính cách thay vì nổi điên với việc trẻ liên tục quên áo khoác nhưng việc la mắng không giúp trẻ ghi nhớ.
3. Tạo sự đồng cảm với người khác
Mỗi hành động của bé khi còn nhỏ mà không được uốn nắn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cách ứng xử của bé sau này. Khi con có hành động nào không đúng với bạn bè, hãy cho con suy nghĩ xem người bạn đó sẽ nghĩ như thế nào trước hành động của con, và đặt con vào tình huống bị người ta đối xử như vậy thì con sẽ làm gì.
Từ những hành động đơn giản của bé, các mẹ sẽ dễ dàng nhận ra hành động sai trái của mình và hãy giúp bé sửa sai nhé.
4. Hãy luôn là người bạn tin cậy của con
Thay vì cho trẻ tự chơi trong khi các mẹ đang làm việc riêng của mình thì các mẹ hãy tắt điện thoại, máy tính và trò chuyện với con để nghe con thủ thỉ những điều thầm kín nhất.
Nhất là khi các bạn trở thành một người bạn của trẻ, thì việc chia sẻ và giúp bé tự tin hơn là việc rất cần thiết nhé.
Khi nuôi dạy trẻ, các bậc cha mẹ nên tránh những điều gì?
1.Tuyệt đối không được nuông chiều con
Bởi vì bé còn nhỏ nên việc bé được mọi thành viên trong gia đình cưng chiều là việc bình thường. Vậy như, trong một số trường hợp bé sẽ có những yêu cầu buộc các bậc cha mẹ phải làm theo. Tuy nhiên, thói quen chiều con như vậy không chỉ khiến bố mẹ đau đầu mà còn làm trẻ trở nên hư. Vì thế, bố mẹ chỉ nên đáp ứng nhu cầu của con nếu thấy thật sự cần thiết, đồng thời chỉ cho con thấy rằng bạn sẽ chỉ chiều bé ở một giới hạn nhất định để trẻ có thể tự nhận thức và biết thay đổi cho phù hợp hơn
2. Hãy rèn tính kỷ luật cho trẻ
Việc cho bé hoạt động bừa bãi và thiếu đi tính kỷ luật trong dạy dỗ con cái thường bắt nguồn từ việc không muốn nhìn nhận vào bản chất vấn đề. Nhiều bậc phụ huynh không biết làm sao để để xây dựng nguyên tắc với con, vì vậy họ . chọn cách chẳng làm gì cả.
Nhưng trên thực tế, nếu trẻ không được dạy về cách giao tiếp với người khác, vệ hậu quả từ việc làm của mình, ý thức về ranh giới giữa đúng và sai, tốt và xấu có thể sẽ không tồn tại trong suy nghĩ của trẻ. Bạn cần đặt ra những nguyên tắc nhất định và dứt khoát đối với con trong mọi trường hợp. Quy định nhữn hình phạt dành cho bé nếu bé vi phạm và mẹ sẽ không nhân nhượng. Sau mỗi lần phạt trẻ như vậy, bé sẽ tự biết sửa sai cho bản thân
3. Đừng nên lúc nào cũng đứng về phía trẻ
Có rất nhiều ông bố bà mẹ bênh con bất kể bé đã có những hành xử không đúng, và khăng khăng rằng con mình đúng, hay làm ngơ. Khi ấy, bé sẽ mặc định rằng bé không sai, và sẽ tái diễn điều đó khi có cơ hội.Và đương nhiên là các bạn đang trở thành người “tiếp tay” cho con một cách sai lầm.
Thay vì lúc nào cũng bênh con, các mẹ hãy tìm hiểu một cách cặn kẽ về hành động của con, lắng nghe các ý kiến một cách khách quan, và giải thích với con rằng dù bé có làm gì đi nữa thì bạn vẫn luôn yêu bé, nhưng bé phải thành thật và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Hãy giúp con hiểu rằng chúng không được làm trái các nguyên tắc đã đề ra.