Cho con ăn đúng cách – Kỹ năng nuôi dạy con
Cho con ăn đúng cách là một trong những bước ảnh hưởng đầu tiên đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Sai lầm nên tránh khi cho con ăn dặm
Cho trẻ ăn dặm là giai đoạn làm quen với “thực đơn” mới lạ của bé ngoài sữa mẹ. Một giai đoạn thú vị nhưng đầy khó khăn cho cả trẻ và người mẹ.
Khi bắt đầu cho trẻ tiếp xúc với đồ ăn dặm, các mẹ đã phải dày công nghiên cứu và học hỏi từ các bà mẹ khác hay thậm chí là hỏi ý kiến chuyên gia. Những lời khuyên vàng của mọi người thường luôn là ‘cứu cánh’ cho các bà mẹ nuôi con nhỏ, đặc biệt là chị em lần đầu làm mẹ.
Tuyệt chiêu nuôi dạy con giúp trẻ hay ăn chóng lớn
Bạn hãy xem tình trạng biếng ăn của con mình có liên quan đến việc ăn vặt của bé hay không. Vài cái kẹo, một gói bánh snack, một củ khoai… tưởng như không là gì nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.
Với bé ở độ tuổi đến trường, bạn có thể thảo luận với thầy cô để chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều chất xơ, nhiều rau xanh… Nếu có điều kiện nên cho trẻ ăn những món ăn yêu thích, chúng thấy ngon miệng hơn.
Những thực phẩm ba mẹ cho ăn sai cách
Ngày nay, do kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện nên ngoài các thực phẩm phổ biến như cháo, thịt, cá… Hầu hết các mẹ đều có thói quen bổ sung thêm cho con những loại thực phẩm dinh dưỡng khác. Tuy nhiên để nuôi dạy con đúng cách, cho con ăn thế nào, liều lượng ra sao để bé có thể hấp thụ được tốt nhất thì không phải ba mẹ nào cũng biết. Hãy tham khảo các công thức kết hợp các loại với nhau, để vừa không mất chất dinh dưỡng mà con vẫn khoẻ mạnh
Nuôi dạy con bằng cách dạy con tự bảo vệ
Việc tự bảo vệ bản thân giúp con tránh được những vấn đề có thể xảy ra, việc tự bảo vệ là một phần việc hết sức quan trọng mà cha mẹ nào cũng cần nhắc nhở con mình
Sự hồn nhiên của ba mẹ ẩn chứa hiểm họa gây hại cho con
Khoe ảnh con vô tội vạ, tự bắt bệnh cho con; bao bọc con quá mức, thậm chí dạy cho con tè đường… Là những lỗi hồn nhiên nhiều ba mẹ thường mắc phải trong nuôi dạy con. Vì thiếu lưu tâm đến những điều này. Không biết rằng những lỗi hồn nhiên tưởng như vô hại này lại ẩn chứa những hiểm họa khôn lường. Ba mẹ nhiều khi đã vô tình có thể gây hại đến con mà không biết.
Cách nuôi dạy con sai khiến con ngày càng nhút nhát
Nhiều bé học hành rất thông minh, khi ở nhà cùng ba mẹ thì nói năng trôi chảy và tiếp thu rất nhanh. Thậm chí còn hay vặn vẹo bố mẹ. Nhưng khi ra ngoài, hoặc có khách tới chơi nhà thì trở nên rụt rè, hay sợ, không hòa nhập cùng người khác được.
Cũng có trường hợp trẻ muốn chủ động làm một điều gì đó. Nhưng thay vì tập trung vào những điểm tích cực đã làm được, thì bé lại nhận được những lời bình luận không hài lòng.
Ví dụ như muốn tự rót nước mời mẹ; nhưng cháu chưa đủ khéo để rót nước vào cốc mà không đổ ra ngoài. Nếu cha mẹ tâm lý thì sẽ khen con là “Con tôi đã lớn rồi, con đã biết rót nước mời mẹ rồi”. Lần sau con đỡ tay phía dưới bình nước, thì sẽ rót được khéo hơn không bị tràn ra ngoài con nhé”.
Nhưng có thể nhiều cha mẹ ngăn cản ngay bằng những câu như “Thôi để đấy! Lại đổ tràn ra ngoài rồi thấy chưa!…”. Những lời nói không hài lòng như vậy một mặt làm trẻ không biết phải làm thế nào cho đúng. Mặt khác làm cho trẻ học được cách để tránh bị phê bình là không làm gì cả, không tham gia gì cả.
Nuôi dạy con đúng cách với kỷ luật không nước mắt
Trẻ con thường hay phản ứng khóc khi bị mắng, bởi vậy hãy tạo cho trẻ thói quen kỷ luật không nước mắt
Mẹo hay dụ bé vâng lời
Trẻ con muốn chứng minh khả năng của mình. Do đó khiêu khích bé một chút sẽ khiến bé nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
Ví dụ mẹ có thể nói “mẹ không chắc là con biết tự đi giầy. Cho mẹ xem con làm thế nào nào” sẽ nhận được phản ứng tích cực hơn là “con biết tự đi thì sao không đi lấy đi”. Hoặc “Con giúp mẹ chỉ cho em cách đi giày với. em chẳng biết làm đâu” sẽ khiến bé đi giày nhanh hơn là yêu cầu thẳng thắn vì bé thích chứng minh khả năng của mình và thích dạy bảo các em bé hơn.
Học mẹ Pháp để có những đứa trẻ dễ nuôi
Ông bà hay những bà mẹ Việt đang mắc một thói quen rất xấu khi cho trẻ ăn đó là sử dụng hình thức ăn rong. Cứ đến mỗi bữa ăn, người lớn lại thay nhau bế trẻ đi quanh khắp xóm làng chỉ với mong muốn là cho con ăn hết bát cơm. Kết quả của hàng giờ bế trẻ đi lại như thế. Cứ nghĩ là sẽ giúp cho trẻ thấy vui vẻ và ăn hiệu quả hơn. Tuy nhiên thực tế việc đó lại hình thành một tật xấu cho trẻ trong mỗi giờ ăn sau này.
Trong khi mẹ Việt thì phải mất công bế con đi ăn, thì mẹ Pháp lại chỉnh đốn ngay từ nhỏ về cách ăn của con. Mẹ Pháp có cách nuôi dạy con ngoan rất hay. Trẻ con Pháp được dậy ăn uống ngay tại chỗ, không có chuyện bé đi ăn khắp nơi. Thay vì cho con vừa ăn vừa xem ti vi, hay chơi game, những ông bố, bà mẹ người Pháp bắt con mình ngồi tập trung ở bàn ăn cho đến khi bữa ăn kết thúc sạch sẽ như ý họ.
Chế ngự nổi loạn của tuổi lên 3
Trẻ đặc biệt thích ăn vạ, hơi một tí đã lăn ra khóc. Ban đầu chỉ khóc nhỏ thôi, sau to dần, rồi gào lên, nôn ọe và đủ thứ. Nhiều cha mẹ nuôi dạy con cũng phát rồ theo. Bao nhiêu công lao nhồi nhét thức ăn đã đi tong. Đã thế, gặp những thứ cực kì nguy hiểm như ổ điện, quạt bàn, trẻ lại hào hứng khám phá. Cha mẹ phải đối xử với trẻ thế nào đây?
Trước hết, cha mẹ cần nhớ, với trẻ 2-3 tuổi, mọi lời giáo huấn đều vô giá trị. Bởi vốn từ vựng và ngữ pháp của trẻ quá ít ỏi nên việc hiểu cả một đoạn hội thoại dài với từ ngữ phức tạp quả là vô cùng khó khăn. Thậm chí, với trẻ lớn hơn cũng thế. Một đoạn giáo huấn đầy tính chính trị xã hội thực sự rất khó nghe và khó tiếp nhận. Chính vì vậy, cha mẹ hãy dừng lời giáo huấn lại ngay lập tức và hành động.
Kỷ luật con như thế nào cho đúng cách?
Về nuôi dạy con đúng cách, nếu “yêu cho roi cho vọt” là quan điểm sai lầm; thì “yêu cho ngọt cho bùi” cũng là một quan niệm sai lầm không kém. Đòn roi được xem là có thể dẫn đến những thay đổi tiêu cực, khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và mất lòng tin. Trong khi đó, kỷ luật lành mạnh và công bằng giúp trẻ trưởng thành cả về cảm xúc và nhận thức.
Các nguyên tắc để kỷ luật con hiệu quả và đúng cách
- Khen ngợi các hành vi tích cực khi có thể.
- Tránh dọa dẫm suông mà không áp dụng hệ quả.
- Kiên trì với các biện pháp kỷ luật.
- Bỏ qua những sai phạm không quá quan trọng.
- Đặt ra giới hạn hợp lý.
- Chấp nhận hành vi phù hợp với lứa tuổi.
- Áp dụng hệ quả tức thì với trẻ nhỏ.
- Cố gắng tỏ ra “vô cảm” khi áp dụng hệ quả.
- Không la mắng, hò hét con.
- Bày tỏ tình yêu và sự tin tưởng với trẻ sau khi áp dụng hệ quả. Như vậy con sẽ hiểu việc cha mẹ làm là nhắm tới hành vi không mong muốn chứ không phải bản thân trẻ.
Rèn luyện trí tuệ cảm xúc (EQ) cho con
Trí tuệ được hình thành từ nhỏ và theo bé suốt cuộc đời, bởi vậy cần rèn luyện cho con cách làm chủ
Nuôi dạy con đúng cách cần tránh 5 điều
Theo thống kê những năm trở lại đây, số trẻ em phạm tội có chiều hướng tăng rõ rệt. Phần nhiều trong số đó rơi vào những trẻ có bố mẹ li hôn. Hay bố mẹ không dành nhiều thời gian cho con, trẻ bị bố/mẹ bạo hành… Tất cả đều xuất phát từ sự thờ ơ, thiếu hoặc không có sự quan tâm đến trẻ.
Điều này trước hết đẩy trẻ vào thế bị cô lập, mất phương hướng và dễ dàng sa ngã vào những việc làm sai trái. Trẻ cũng không nhận được sự chia sẻ, đồng cảm. Dẫn đến mối liên hệ tình cảm trong trẻ mất dần và phải tìm kiếm những mối liên hệ thay thế không lành mạnh khác.
Vì vậy, muốn nuôi dạy con đúng cách bố mẹ đừng tranh luận hay cãi nhau trước mặt trẻ. Không nói những lời lẽ tục tĩu vì bé sẽ học theo. Không thờ ơ với trẻ. Kể cả khi bạn nhận thấy con vẫn ngoan ngoãn và nghe lời. Hãy quan tâm đến trẻ mọi lúc có thể. Sắp xếp cho trẻ một buổi đi chơi khi bạn rảnh. Lắng nghe cơ thể và suy nghĩ của trẻ để trẻ luôn cảm thấy dược sẻ chia và yêu thương.
Cách trị tính bướng bỉnh của con
Rất nhiều phụ huynh cũng gặp tình trạng con không vâng lời cha mẹ. Vậy làm sao để nuôi dạy con đúng cách như trường hợp của bạn mặc dù cháu còn rất nhỏ. Thực tế cho thấy, trong một điều kiện sống tương tự, có những em bé rất ngoan và có những em bé rất bướng bỉnh. Mặc dù các em có thể được yêu thương, quan tâm và chăm sóc giống nhau.
Thông thường, các em bé thể hiện sự bướng bỉnh của mình đơn giản chỉ vì cảm thấy thiếu sự quan tâm của gia đình. Nên muốn làm như vậy để thu hút sự chú ý. Vì vậy để nuôi dạy con đúng cách bố mẹ cần dành nhiều thời gian quan tam đến con hơn.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ bằng cách nào?
Để nuôi dạy con đúng cách bố mẹ cần dạy cho các kỹ năng sống. Kỹ năng sống theo cách hiểu rộng nhất thì bao gồm mọi năng lực tâm lý – xã hội; để cá nhân thực hiện các hành vi thích ứng, tích cực nhằm giải quyết hiệu quả các yêu cầu, thử thách trong cuộc sống hàng ngày (quan điểm UNICEP). Do đó, phát triển cho trẻ kỹ năng sống không phải là trách nhiệm duy nhất của nhà trường. Thậm chí, với một số kỹ năng sống, nhà trường đưa vào chương trình dạy cho học sinh. Để biến thành kỹ năng thực sự tức học sinh có thể vận dụng thành thạo trong đời sống hàng ngày thì đòi hỏi gia đình phải hỗ trợ rất tích cực.
Có rất nhiều kỹ năng cần thiết trẻ cần phải học mà nhiều phụ huynh chúng ta vẫn đang lơ là. Và trẻ cũng cần được dạy kỹ năng đúng cách ngay từ sớm, nhưng nên dạy kỹ năng sống cho trẻ như thế nào?
Cùng con vui Anh Ngữ
Tiếng Anh là loại ngôn ngữ phổ biến, vì vậy hãy cho trẻ tiếp xúc từ sớm để kích thích sự phát triển tư duy của trẻ
Nuôi dạy con phát triển bằng cách cho con tiếp xúc ngoại ngữ sớm
3 năm đầu đời là khoảng thời gian mà khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Đó là lúc mà trẻ có thể học cùng một lúc vài thứ ngôn ngữ mà không gặp bất kì khó khăn nào. Bộ não của trẻ lúc này như một miếng mút hút nước rất nhanh. Có thể tiếp thu mọi thông tin và lưu trữ lại cho quá trình phát triển sau này. Nếu cho con tiếp xúc với các ngôn ngữ khác ngay từ bé thì trẻ sẽ hình thành thói quen coi việc sử dụng các ngôn ngữ là như nhau. Chứ không có khái niệm thiên lệch tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển khác nhau. Vì vậy đừng vội lo lắng khi thấy trẻ khác nói được nhanh hơn con mình. Trẻ có thể chưa nói ra được nhiều; nhưng sự cố gắng của bạn sẽ giúp trẻ hiểu và quen với môi trường song ngữ. Nếu mỗi tối trước khi ngủ, bạn đều nói với con Goodnight; thì dù con chưa thể nói ra, nó cũng hiểu là bạn chúc con ngủ ngon. (Hát và đọc sách cho con trước khi ngủ có tác dụng rất lớn. Những lời nói, lời hát của bạn sẽ ở trong tâm trí của trẻ suốt cả đêm. Trẻ sẽ mơ những giấc mơ như đang được trò chuyện vui chơi cùng mẹ).
Bốn nguyên tắc bạn nên biết khi học Tiếng Anh cùng con
Các phụ huynh thường thắc mắc vì sao con họ không nói tiếng Anh với những người nước ngoài gặp trên phố hay trong quán ăn. Và quên mất rằng trẻ em không hề thích nói chuyện với người lạ. Với chúng người lạ đôi khi rất đáng sợ. Hơn nữa, với trẻ em, những người lạ là người nước ngoài lại càng đáng sợ. Vì họ có những đặc điểm ngoại hình khác biệt và nói thứ ngôn ngữ các em không thể hiểu hết hay không quen sử dụng.
Mong các em giao tiếp tiếng Anh với những người nước ngoài xa lạ sẽ là áp lực lớn. Và có thể làm các em không thích nói tiếng Anh nữa. Hơn thế nữa, ngôn ngữ được hình thành trong những hoàn cảnh thích hợp. Nói cách khác, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bỗng nhiên nói một điều gì đó mà không có lý do.
Bảo các em nói tiếng Anh với người nước ngoài trên phố cũng là khiến các em ngẫu nhiên sử dụng ngôn ngữ không phù hợp hoàn cảnh. Bởi vốn dĩ các em và những người nước ngoài không quen biết. Không có chuyện gì để cùng nói cả. Việc đó giống như tôi giới thiệu các bạn với những người bạn Việt Nam tại Mỹ và bảo các bạn “hãy nói tiếng Việt đi”. Sẽ thật kỳ lạ và có thể khiến các bạn ngại giao tiếp.
Để bé học Tiếng Anh hiệu quả
Học tiếng Anh là phải đem lại niềm vui cho trẻ. Đừng cố ép con bạn học, thay vào đó hãy để trẻ chơi trò chơi tiếng Anh và những hoạt động vui nhộn khác. Khi trẻ càng say mê học tiếng Anh thì trẻ sẽ học chăm chỉ hơn và đương nhiên kết quả cũng sẽ tốt hơn.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Việc thực hành tiếng Anh ở nhà cùng với cha mẹ sẽ giúp trẻ có thêm tự tin và động lực. Điều này sẽ giúp trẻ tiến bộ hơn và đạt kết quả cao hơn trên lớp. Hãy dạy trẻ tư duy Tiếng Anh từ sớm.