Đa phần bố mẹ Việt bắt con tránh xa các loại trò chơi điện tử vì sợ nó ảnh hưởng xấu tới tâm lý cũng như sợ trẻ mắc phải những tệ nạn có liên quan đến game. Tuy nhiên, nghiên cứu của tiến sĩ Cheryl Olson thuộc trường Y Harvard (Havard Medical School) có tên: “Động lực để trẻ chơi điện tử trong sự phát triển bình thường” lại chỉ ra rằng, chơi game cũng mang lại những tác dụng tích cực cho trẻ. Nghiên cứu và điều tra từ 1000 học sinh chỉ ra 7 lí do vì sao bố mẹ không nên cấm con chơi game.

1. Dạy trẻ tính sáng tạo và kĩ năng giải quyết vấn đề

Chơi game giúp trẻ phát triển não bộ. Ví dụ như trò Legend of Gelda, trẻ phải biết tìm kiếm, đàm phán, lập kế hoạch, đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau để có thể “thăng hạng”. Một số trò chơi khác cho phép người chơi tùy biến các nhân vật trong game, phát triển các cấp mới cũng khiến trẻ thể hiện sự sáng tạo, sự hiểu biết sâu sắc về luật chơi, cấu trúc trò chơi. Không phải chỉ những game gắn mác “giáo dục” mới có thể giúp trẻ học cách đưa ra chiến lược, lập kế hoạch và thể hiện cá tính cùng sự sáng tạo của mình.

2. Giúp trẻ kết bạn

Ngược lại với suy nghĩ chơi điện tử là chỉ dán mắt vào màn hình, không để ý gì đến mọi người xung quanh, không giao tiếp với ai, trẻ lại coi chơi game là một hoạt động xã hội của chúng. Trong nghiên cứu này, phần lớn trẻ em trai thường chơi game với một nhóm bạn, có thể là trong cùng một phòng, và chủ đề phổ biến trong các cuộc trò chuyện của chúng là bạn gái và game. Một số trẻ với lực học bình thường chọn “kết bạn” là mục đích để chơi game.

khoa-hoc-chung-minh-7-loi-ich-khong-ngo-

Nhiều trẻ thường chơi game cùng một nhóm bạn. Đây cũng là một hoạt động xã hội của chúng.

3. Khuyến khích trẻ chơi thể thao

Những trẻ thường chơi game (chủ yếu là các em trai) có xu hướng sử dụng những kĩ thuật của các môn thể thao trong game để áp dụng chúng ở ngoài đời thực, ví dụ như bóng đá hay bóng rổ. Một số chọn chơi những môn thể thao mới được giới thiệu trong các trò chơi điện tử. Một em nam chia sẻ trong cuộc điều tra: “Trong các môn thể thao có thật, bạn nhìn thấy các cầu thủ trong game có những kĩ năng thật tuyệt vời. Nếu bạn thử áp dụng và luyện tập theo chúng, kĩ năng của bạn sẽ được cải thiện”. Nghiên cứu cho thấy rằng, những trò chơi thể thao trong game khiến trẻ tập luyện thể thao nhiều hơn ngoài đời.

4. Giúp trẻ tăng khả năng cạnh tranh

Cạnh tranh trong lúc chơi điện tử là hoàn toàn bình thường và lành mạnh, đặc biệt là đối với các trẻ em trai. Một trong những lí do chơi game phổ biến trong cuộc điều tra là “Tôi thích được cạnh tranh và giành chiến thắng”. Chơi điện tử là một nơi an toàn để trẻ thể hiện những ham muốn cạnh tranh, đó cũng là nơi một số trẻ không giỏi thể thao có cơ hội để trở nên nổi bật.

khoa-hoc-chung-minh-7-loi-ich-khong-ngo-

Tính cạnh tranh khi chơi game là một điều hoàn toàn bình thường và lành mạnh.

5. Cho trẻ cơ hội lãnh đạo

Khi chơi game theo nhóm, trẻ thường thay phiên nhau trở thành đội trưởng, người dẫn đầu và thành viên bình thường, tùy thuộc vào những kĩ năng đặc biệt cần thiết trong mỗi trận đấu. Một nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu Palo Alto, những trẻ chơi game online cảm thấy chúng đã học được một số kĩ năng lãnh đạo như thuyết phục người chơi hay hòa giải các thành viên khác trong nhóm khi xảy ra mâu thuẫn. Chơi game theo nhóm là một cơ hội hiếm hoi để trẻ tham gia vào một tập thể đa dạng bao gồm nhiều người ở nhiều độ tuổi.

6. Cho trẻ cơ hội đi dạy người khác

Khoảng 1/3 số trẻ trong nghiên cứu thừa nhận một lí do khiến chúng thích chơi game là vì chúng có thể đi dạy người khác cách chơi game. Hầu hết các tương tác của trẻ với bạn bè trong game là giải quyết các tình huống khó nhằn, chỉ ra cách làm thế nào để vượt qua chướng ngại vật, kết hợp các kĩ năng để ghi được điểm. Nhiều trẻ có thể dạy bạn bè cách vượt qua phần khó nhất của trò chơi để giành chiến thắng. Dạy người khác cũng là một cách hoàn thiện khả năng giao tiếp và cả sự kiên nhẫn.

7. Giúp bố mẹ và con cái gần gũi nhau hơn

Câu chuyện con gái dạy mẹ cách chơi trò Guitar Hero khiến tác giả nghiên cứu đặc biệt ấn tượng. Theo ông, phần thú vị nhất là việc con trở thành một chuyên gia và hướng dẫn bố mẹ cách chơi một trò chơi mới. Đó sẽ là khoảng thời gian con cái có thời gian chia sẻ không chỉ là chuyện chơi game, mà còn là những suy nghĩ, tình cảm hay vấn đề của mình trong cuộc sống và ngược lại, bố mẹ cũng có thể hiểu và trở nên gần gũi với con hơn.

khoa-hoc-chung-minh-7-loi-ich-khong-ngo-

Chơi game là cách để bố mẹ và con cái gần gũi với nhau hơn.