Cuộc sống luôn chứa đựng nhiều thử thách, và những thay đổi mà chúng ta phải đối mặt. Điều đó có thể tạo cho một số người sự hứng thú và thúc đẩy, trong khi đó có một số người có thể dẫn đến gia tăng căng thẳng, sức khỏe kém và cảm giác lo lắng.
Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên về thể chất, tinh thần và cảm xúc đối với các sự kiện khó khăn. Đó là một phần trong cuộc sống của mọi người, bao gồm cả cuộc sống của trẻ em.
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nên căng thẳng ở trẻ em không phải lúc nào cũng biểu hiện giống như căng thẳng ở người lớn.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ bối rối và đặt câu hỏi: “Con tôi có đang đối mặt với căng thẳng không?”. Sau đây là một số dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân gây ra căng thẳng và cách đối phó với căng thẳng:
Các dấu hiệu, triệu chứng căng thẳng ở trẻ em
Tất cả chúng ta đều có thể bị căng thẳng trong cuộc sống, khi trưởng thành, chúng ta thường có thể xác định rằng mình đang bị căng thẳng. Chúng ta có thể nhận thấy cơ thể mệt mỏi, đau đầu, nhịp tim đập nhanh và cảm giác sợ hãi và lo lắng.
Nhưng trẻ em thường không diễn đạt rõ những gì chúng đang cảm thấy và chúng có thể không nhận ra rằng những gì chúng đang cảm thấy là căng thẳng.
Tuy nhiên, cũng giống như người lớn, trẻ phản ứng khi căng thẳng với những tình huống khó khăn xảy ra trong cuộc sống của chúng. Là cha mẹ, điều quan trọng là chúng ta phải học cách nhận biết những dấu hiệu và triệu chứng này để có thể giúp trẻ đối phó.
Các triệu chứng thể chất
- Một đứa trẻ đang gặp căng thẳng có thể khó ngủ, mệt mỏi, dễ gặp ác mộng và đái dầm
- Cha mẹ có thể nhận thấy những thay đổi đối với thói quen ăn uống của trẻ: giảm cảm giác thèm ăn, trẻ có thể ăn nhiều hơn, hay các thay đổi khác trong thói quen ăn uống
- Trẻ có thể than đau đầu, đau bụng, khó thở, đổ mồ hôi; trẻ em trong độ tuổi đi học có thể thường xuyên đến văn phòng y tá trong thời gian căng thẳng
Các triệu chứng về hành vi hoặc cảm xúc
- Một đứa trẻ căng thẳng có thể trẻ ít tuân thủ các quy tắc trong gia đình, nhà trường
- Trẻ có thể không muốn tham gia vào các hoạt động mà trẻ thường thích và có thể thích ở nhà hơn
- Những đứa trẻ lớn hơn có thể không thể hoàn thành bài tập về nhà; trẻ có thể không sẵn sàng làm việc nhà
- Những thói quen mới, lo lắng như mút ngón tay cái, ngoáy mũi và cắn móng tay có thể có ở trẻ nhỏ hơn
- Trẻ ăn các chất không bổ dưỡng ( như tóc, đất, sơn tường…) hay nhổ tóc
- Trẻ lớn hơn có thể có hành vi hung hăng và thậm chí bắt nạt người khác
- Trẻ lớn hơn có thể bị sụt giảm đáng kể về điểm số hoặc kết quả học tập
- Con bạn có thể ủ rũ bất thường – dễ vui vẻ nhưng cũng nhanh cáu kỉnh vào giây tiếp theo
- Trẻ lớn hơn có thể tức giận, cáu kỉnh và tranh cãi
- Trẻ chia sẻ lo lắng mọi lúc mọi nơi
- Những đứa trẻ bị căng thẳng có thể bám cha mẹ hơn và có thể cảm thấy không thể tham gia những điều mới hoặc gặp gỡ những người mới
- Trẻ có thể không kiểm soát được cảm xúc của bản thân và nhìn chung có vẻ dễ xúc động hơn.