Suốt bao năm kiểm soát con chặt chẽ, người mẹ này đã quyết định sẽ chuyển sang làm bạn thân với con. Và đâu là lý do của sự thay đổi này?
Tôi tập cho con trai mình cách tự khắc phục những vấn đề khó khăn từ khi cậu ta 11 tuổi. Trong khoảng 11 năm đầu đời của con, tôi phải luôn theo sát, nhắc nhở, chăm sóc cậu bé từ sân chơi cho đến trường học, thậm chí cả sân bóng. Tôi lo việc ăn, ngủ, hoàn thành bài tập về nhà một cách kỹ lưỡng. Sự giám sát được thực hiện chặt chẽ và liên tục bởi tôi nghĩ rằng các bậc cha mẹ nhất thiết phải làm như thế.
Tôi tiên lượng trong đầu mình những tình huống rủi ro hằng ngày có thể bất ngờ xảy đến với con để sẵn sàn ứng cứu hay động viên, khích lệ chúng. Tôi muốn bảo vệ con trước mọi khó khăn, trở ngại để anh ta phát triển một cách chắc chắn và thành công.
Con tôi bắt đầu những năm trung học của mình và không mất quá lâu để anh ta thích nghi với môi trường xã hội bên ngoài. Bé nhanh chóng có những người bạn, hình thành các thói quen mới và có những phút trải lòng đầu tiên trong đời.
Đó là khi anh ta trở về nhà sau một ngày ở trường và nói: "Wow, mẹ ơi ... chúng con có rất nhiều bài tập về nhà tối nay". Tôi nhận ra rằng đã đến lúc cần giảm bớt sự kiểm soát đối với con.
Dưới đây là một vài đều mà tôi rút ra được khi quyết định thay đổi từ một bà mẹ kiểm soát con sang một bà mẹ là bạn thân của con.
1. Khoảng thời gian ở trường THCS, con trai tôi học được cách quản lý thời gian và tổ chức công việc một cách khoa học. Bé học được nhiều kỹ năng mới nhưng cũng phạm phải những sai lầm và hay bị điểm kém. Tuy nhiên, đó là tiền đề để khi lên cấp THPT hay Đại học anh ta sẽ trưởng thành hơn, không còn phải lo lắng quá nhiều về những ảnh hưởng của điểm kém.
2. Mối quan hệ giữa tôi và con trở nên gần gũi hơn. Khi cả hai không còn những bất đồng, tranh cãi từ việc ép làm bài tập về nhà, trả bài, chuẩn bị bài vở… hay nhiều hơn thế nữa. Bé cởi mở hơn khi đặt các vấn đề và câu hỏi đối với tôi.
3. Con tôi học được tính độc lập, tự chủ mà không phải phụ thuộc vào một ai. Tôi có thể ước tính được những việc bé tự làm mà không cần đến sự giúp đỡ của tôi (trong tương lai sẽ còn nhiều hơn nữa).
Con trai tôi biết chính xác những gì mà ba mẹ kỳ vọng ở bé và trách nhiệm phải chịu nếu như thất bại (Ảnh minh họa).
4. Con tôi thật sự cảm thấy tự hào vì đã hoàn thành công việc mà không cần đến sự giúp đỡ. Bé có thể đưa chiến công vào bảng thành tích của riêng mình, vì bé đã tự mình làm hết mọi thứ.
5. Nhiều cơ hội cho sự phát triển trong tương lai. Khi con tôi làm chủ những kỹ năng mới, bé cảm thấy tự tin với bản thân và sẽ có những phản hồi tích cực cho những thử thách tương lai.
6. Bé có nhiều kinh nghiệm trong việc tự giải quyết các sự cố, có khả năng tự vực dậy bản thân sau thất bại, biết cách chịu trách nhiệm và giải trình sau đó. Bằng cách phát triển tính cách mạnh mẽ cho bé, con trai tôi sẽ tiếp tục chinh phục những thử thách để đạt được thành công dù có gặp phải nhiều trở ngại.
7. Năng lực giao tiếp xã hội của con sẽ phát triển mà không cần tôi phải làm gì thêm. Bé sẽ tự học được cách sử dụng năng lực cá nhân, khả năng ngoại giao để giành lấy thành công cho mình.
Vì vậy, mặc dù có nhiều... nhiều... ngày tôi muốn trở lại can thiệp vào công việc của con nhưng tôi đã quyết định không. Tôi biết rằng khả năng độc lập, tự lực của con đang tăng lên qua từng ngày. Con trai tôi biết chính xác những gì mà ba mẹ kỳ vọng ở bé và trách nhiệm phải chịu nếu như thất bại. Điều này đã được tôi huấn luyện bằng cách đánh máy gọn gàng những đều cần biết vào một mảnh giấy và đưa cho con trước khi tôi cấp quyền tự chủ thực hiện công việc cho con.
Nếu như tôi giúp con làm một phần việc, bé biết đặc quyền tự chủ của bản thân đang mất dần và sẽ tìm cách để có được chúng trở lại. Tôi có thể bất ngờ kiểm tra công việc của con vào một dịp nào đó - nhưng điều này không hẳn giúp tôi dạy con tốt hơn - nhưng hy vọng, tôi cũng đang học hỏi từ thất bại của chính mình.
Tôi đã mất rất nhiều thời gian và công sức để tạo sự thúc đẩy, tăng tính mạnh dạn, độc lập cho con, giúp bé có thể tự mình xử lý các vấn đề mà bản thân gặp phải như: nộp bài tập trễ, làm nghiên cứu, thử nghiệm hay lập kế hoạch trước khi làm một việc gì.
Tôi cố gắng giữ mình công tâm, khách quan khi đánh giá những kết quả mà con thực hiện được. Vì thế, những đứa trẻ luôn nhận được phản ứng tích cực từ tôi.
Patricia là tác giả chuyên viết sách dạy trẻ tuổi mới lớn. Bà thường viết các câu chuyện về những đứa trẻ bình thường nhưng lại có thể làm được việc phi thường. Bà là tác giả của 2 cuốn sách: "So, You Want To Work In Fashion?" và "So, You Want To Be a Leader?". Trong cuốn sách tiếp theo của mình: "Ignite Your Image: Discovering Who You Are From the Inside Out" (phát hành vào tháng 1 năm 2017) là cuốn đầu tiên trong loạt sách bàn về việc trao quyền tự chủ cho trẻ mới lớn.
|