Ngôn ngữ ký hiệu giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé và thắt chặt tình cảm giữa bé với cha mẹ. Nhưng không dễ dàng để hiểu được dấu hiệu của bé. Hãy cùng tham khảo bài viết này với một số gợi ý giúp bạn hiểu trẻ hơn qua ngôn ngữ cử chỉ.
Là cha mẹ, "cử chỉ đầu tiên" của bé cũng được mong đợi với sự hứng thú như "từ đầu tiên" của em bé. Đối với một số phụ huynh, sự phấn khích không tồn tại lâu khi cha mẹ tự hỏi bé đang cố gắng biểu đạt gì thông qua những ngôn ngữ cử chỉ này.
Có ba bước để giải thích những cử chỉ của bé và được chia thành 3 phần như sau:
- Giới thiệu Ngôn ngữ cử chỉ
- Thể chất của bé
- Tổng quát về Ngôn ngữ cử chỉ
1. Giới thiệu Ngôn ngữ cử chỉ
Khi cha mẹ bắt đầu áp dụng ngôn ngữ ký hiệu ở nhà, họ thường bắt đầu với vài dấu hiệu,và kết hợp của hai dấu hiệu ‘thực tế’ và ‘thúc đẩy’. Để hiểu những gì bé đang cố gắng biểu đạt, bước đầu tiên hãy nhớ lại những dấu hiệu bạn đã áp dụng với bé. Sau một quá trình loại suy,bạn thử xem mình có thể tìm được dấu hiệu bé đã cố gắng thực hiện với các dấu hiệu bé học từ bạn hay không. Phải nhớ rằng ngôn ngữ cử chỉ của bé có thể không chính xác 100% với dấu hiệu bạn đã sử dụng với bé. Những lý do đó sẽ được nhấn mạnh trong bước 2 và 3.
2 .Thể chất của bé
Khả năng thể chất của bé và kỹ năng vận động sẽ phụ thuộc vào độ tuổi. Khi bé bắt đầu ra hiệu, thỉnh thoảng dấu hiệu sẽ tạo ra chiều ngược lại. Lý do là khi bạn ra dấu, bé chỉ thấy được mặt sau của hành động đó. giống như bạn được nhìn thấy động tác đó qua gương. Có một điều bạn cần phải lưu ý khi dạy bé các dấu hiệu, đó là bé có thể ra dấu theo chiều ngược lại theo góc nhìn của bé.
Trẻ em có thể gặp khó khăn với động tác khoanh tay hoặc có thể sử dụng tất cả các ngón tay trong dấu hiệu chỉ cần một ngón tay (dấu hiệu để chỉ ‘cha’). Vì lý do này, hãy lưu ý vị trí của bàn tay của bé khi thể hiện các dấu hiệu và để ý đến những thứ trong tầm nhìn, đó có thể là gợi ý cho những điều bé cố gắng truyền đạt. Kết hợp với quá trình loại suy sẽ giúp bạn xác định điều bé muốn diễn đạt nhanh chóng hơn.
3. Khái quát về ngôn ngữ cử chỉ
Cũng giống như với ngôn ngữ nói, bé đôi khi sử dụng một dấu hiệu để biểu đạt cho nhiều đối tượng khác nhau hoặc có thể sử dụng các dấu hiệu nhằm nói đến một vật gì đó mà chúng có liên quan với nhau. Ví dụ, bé học dấu hiệu cho con mèo lúc này, sau đó vài ngày nó thấy một con chó trong công viên. Bé đã ra dấu hiệu ‘mèo’. Bé xác định được con chó như một con vật bốn chân và nghĩ rằng nó thuộc về cùng nhóm với mèo. Khi em bé bắt đầu tập nói, bé thường sử dụng một từ để đại diện cho nhiều đối tượng khác nhau. Điều quan trọng là bạn khuyến khích nỗ lực của bé mà còn giới thiệu dấu hiệu cho ‘con chó’ và sau đó làm rõ sự khác biệt giữa một con chó và con mèo qua những câu chuyện, thú cưng hay thú nhồi bông.
Tóm lại, khi thời điểm đến và em bé của bạn bắt đầu sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, hãy nhiệt tình chào đón và khuyến khích nỗ lực của bé. Thông qua quá trình loại suy, bạn sẽ có thể để làm rõ những gì bé đang cố gắng để biểu đạt. Và hãy nhớ, luôn vui vẻ!