Dưới đây là 10 công thức nuôi dạy bé 3 tuổi tại nhà theo phương pháp giáo dục Montessori cho các bậc phụ huynh. Phương pháp này có thể áp dụng với các bé ở nhiều quốc gia khác nhau.
Tôn trọng bé trong mọi khía cạnh cuộc sống.
Hãy đặt mình vào vị trí của con bạn, tại sao con bạn lại hành động như vậy? Tại sao bé khóc? Có thể đó chỉ là những điều rất đơn giản như bé nhận ra mình tỉnh dậy ở cuối giường vào sáng sớm, điều mà chính cha mẹ cũng đã từng trải qua. Những lúc như vậy, hãy dành cho con những cái ôm ấm áp.
Nếu bạn bị bó buộc trong 1 căn phòng hay một không gian nhất định, bạn không khỏi cảm thấy buồn chán và mong muốn được di chuyển thoải mái. Cần hiểu rằng trẻ cũng có lúc không muốn ăn, giống với người lớn, nhiều lúc cũng cảm thấy chán ăn.
Cần tôn trọng rằng bé cũng có những nhu cầu riêng giống như người lớn vậy. Tôn trọng mong muốn của bé cũng chính là làm gương, là dạy cho bé tôn trọng và lịch sự với người khác. Hãy bao dung và nhẹ nhàng với bé cũng như với người khác. Đó là cách tốt nhất để bé học những điều ấy. Sự tôn trọng của cha mẹ dành cho con cái có thể lan truyền tới những bé khác, những phụ huynh khác. Nếu chúng ta dạy trẻ cách để quan tâm và chú ý những điều xung quanh, trẻ sẽ học được điều đó và dần dần biến nó thành thói quen ngay từ khi còn nhỏ.
Để bé 3 tuổi tự do đi lại
Hãy cho bé không gian và cơ hội để bé có thể đi đây đó như bé muốn. Đừng “nhốt bé trong lồng” hay chỉ cho bé chơi trong một không gian, mà không cho bé cơ hội được khám phá môi trường xung quanh hay những cơ hội được đi đến những nơi mới mẻ. Khi bé lớn hơn, giao cho bé những thử thách như bài tập leo núi đơn giản (tất nhiên phải đảm bảo an toàn cho bé). Việc di chuyển sẽ giúp các bé mở rộng khả năng học hỏi thông qua việc tự do khám phá thế giới xung quanh.
Hãy để bé 3 tuổi được tự do đi lại
Cho bé tự do lựa chọn
Hãy luôn cho bé quyền lựa chọn. Đây là cách hữu hiệu nhất với trẻ nhỏ khi bạn đặt bé vào cuộc “đấu tranh quyền lực”. Chỉ cho bé hai sự lựa chọn với những điều trực tiếp liên quan đến bé. Ví dụ, bé muốn ăn tối bây giờ hay sẽ ăn sau cùng với gia đình, bé sẽ kết hợp áo phông xanh lá với quần short màu xanh hay màu đỏ.
Dạy bé 3 tuổi tự lập.
Cho bé cơ hội để bé có thể làm những thứ cho chính bản thân mình. Dĩ nhiên, bé không phải là một “người lớn thu nhỏ” để có thể làm tất cả mọi thứ , thế nhưng bé có đủ năng lực để làm một số việc. Hãy làm mọi thứ dễ dàng hơn và đơn giản hóa để bé có thể tự làm được. Ví dụ, hãy đưa bé một chiếc quần co giãn và để bé tự mặc thay vì đưa cho bé một chiếc quần jean bó sát, bé sẽ nhờ bạn mặc hộ. Dù bé còn nhỏ, hãy để bé tự ăn, dù chỗ bé ăn có thể trở thành một bãi chiến trường, nhưng bạn đang cho bé cơ hội để thực hành và tập dần dần.
Dạy bé giao tiếp
Hãy nói chuyện với bé bằng giọng điệu phù hợp, rõ ràng và lưu loát. Kể tên các đồ vật xung quanh bé mà bé chưa biết để giúp bé tăng vốn từ. Nói chuyện với bé cũng chính là làm mẫu cho bé về cách giao tiếp cũng như lắng nghe người khác. Cha mẹ lưu ý, đừng chỉ nói chuyện với bé theo kiểu bảo bé phải làm cái này hay không được làm cái này. Thay vào đó, hãy nói chuyện về những điều diễn ra hàng ngày, những điều thú vị mà bạn gặp trong ngày.
Dạy bằng cách làm mẫu.
Đừng dạy bé theo kiểu phán xét việc bé làm là đúng hay sai. Nếu bé mắc lỗi, cha mẹ hãy làm mẫu cho bé nên làm như thế nào cho đúng, đừng chỉ nói suông. Đừng nói với bé những điều lớn lao, chỉ cần giúp bé nhận thức được lỗi mà bé phạm phải một cách tế nhị nhất. Khi bé học nói, nếu bé phát âm sai, cha mẹ hãy nhắc lại từ đó một cách chính xác. Cha mẹ không nên nói rằng con nói vậy là sai rồi, chỉ cần làm mẫu theo cách đúng cho bé.
Mua cho bé đồ chơi, vật liệu đơn giản và tự nhiên.
Cha mẹ không cần mua cho bé những đồ chơi được ưa chuộng hay xa xỉ có thể làm cho bé nhiều việc, còn bé chỉ xem và thích chơi trong một khoảng thời gian. Thay vào đó, cho bé chơi với những đồ chơi mà bé có thể sử dụng xúc giác, như lấy quả bóng đặt vào hộp, sắp xếp những vòng tròn theo một yêu cầu nào đó. Điều này khiến bé cảm thấy thích thú trong khoảng thời gian dài khi bé làm đi làm lại. Đừng mua cho bé nhà bạn những đồ chơi dạng bé chỉ cần bấm nút khởi động là xong mà không cần phải làm thêm bất cứ điều gì. Cho bé chơi với những chất liệu có thể khiến bé được thao tác và tập trung ít nhất 3 giây. Ti vi có thể thu hút sự tập trung của bé trong một thời gian dài nhưng lại không tạo được sự tương tác với bé. (Bé chỉ ngồi xem mà không cần hoạt động chân tay gì). Cho bé rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, nói cách khác cho bé được dùng tay thao tác lên đồ vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Cho bé chơi những đồ chơi mà bé cần sử dụng thao tác tay là một lựa chọn khôn ngoan.
Đơn giản hóa
Cha mẹ đừng phức tạp hóa chuyện nuôi dưỡng bé, có nhiều việc cha mẹ chỉ cần làm theo cách thông thường. Hãy tin tưởng bản thân mình đang làm điều đúng đắn nếu bạn cảm thấy điều đó đúng. Nhiều nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori dựa trên suy nghĩ lí trí và càm nhận thông thường.
Kiên nhẫn
Những điều bạn dạy bé bây giờ có thể là hành trang cho bé suốt cuộc đời. Đừng ngày nào cũng nhượng bộ bé cùng một vấn đề với mong muốn mọi chuyện rồi sẽ ổn. Thay vào đó, dành nhiều thời gian hơn vào việc đó để giúp bé nhà bạn nhận thức đúng đắn việc đó, như vậy nó không còn là rắc rối mỗi khi bé làm chuyện ấy. Ví dụ, nếu bạn muốn ru con ngủ, đừng để bé phụ thuộc là bạn phải bế đưng đưa, vỗ về hay phải cho bé ngậm núm vú giả. Sẽ mất một khoảng thời gian dài để bé có thể tự ngủ một mình, nhưng về lâu dài, cha mẹ không cần dành thời gian để ru bé ngủ.
Cuối cùng, yêu thương và ủng hộ bé
Nếu bạn làm điều này, bạn sẽ không đi sai đường dù bạn thuộc mẫu cha mẹ nào. Bé nhà bạn rồi cũng sẽ tốt lên, và cha mẹ nên nhớ rằng không có đứa trẻ nào là hoàn hảo, phạm lỗi là điều tất yếu trong quá trình phát triển của bé