Biết rõ nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị viêm họng
Viêm họng là bệnh đường hô hấp phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi họng, nhưng chủ yếu là do virus (chiếm tới gần 90% các ca bệnh), vi khuẩn. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm tăng nặng tình trạng bệnh bao gồm:
- Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên thường dễ bị các loại virus, vi khuẩn phổ biến như virus cúm, sởi hoặc vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu… tấn công gây viêm họng.
- Cơ địa dị ứng với những dị nguyên như lông thú cưng, phấn hoa, mạt bụi…
- Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, khói thuốc lá, thời tiết thay đổi đột ngột, không khí khô, trẻ vận động quá sức, ăn nhiều kem… cũng có thể khiến bé bị viêm họng.
Trẻ bị viêm họng thường ở dạng cấp, với các biểu hiện đặc trưng như: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39-40 độ C; Chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho khan, sau ho có đờm… Trẻ quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú, ngủ không yên giấc… Biểu hiện ít gặp hơn như nôn trớ, đi ngoài phân lỏng…
Những điều cha mẹ cần làm khi chăm sóc trẻ bị viêm họng
Có nhiều biện pháp khắc phục tình trạng viêm họng ở trẻ em. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi của trẻ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, việc chăm sóc trẻ đúng cách, bổ sung dinh dưỡng hợp lý cũng là yếu tố quan trọng.
Trẻ bị viêm họng uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc điều trị viêm họng cho trẻ cần thông qua thăm khám và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Các thuốc điều trị viêm mũi họng ở trẻ thường dùng hiện nay gồm:
- Thuốc chống dị ứng (kháng histamin) dạng uống, tiêm hoặc xịt: Giúp giảm triệu chứng viêm họng do dị ứng.
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng cho viêm họng do vi khuẩn hoặc có dấu hiệu bội nhiễm.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ho, long đờm… giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh viêm họng ở trẻ.
Mặc dù thuốc tây có tác dụng nhanh nhưng cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con sử dụng, nhất là thuốc kháng sinh. Điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là tình trạng kháng thuốc kháng sinh cực kỳ nguy hiểm.
Bổ sung lợi khuẩn hô hấp - Giải pháp giúp trẻ nhanh cải thiện viêm họng
Trẻ nhỏ vốn có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, dẫn đến viêm họng. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Qua nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành nhận thấy, để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, lấp đầy “khoảng trống miễn dịch” và phòng ngừa tái phát thì việc bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp là vô cùng cần thiết.
Tại Việt Nam, nhận thấy những tác dụng nổi bật của lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus subtilis đối với các bệnh đường hô hấp trên, Trung tâm công nghệ sinh học - Viện Thực phẩm chức năng đã kết hợp thành công lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus subtilis tạo nên công thức toàn diện trong bộ đôi sản phẩm Nhỏ/Xịt mũi họng lợi khuẩn Subavax.
Với hai dạng nhỏ và xịt chứa hàm lượng lợi khuẩn lớn, Subavax có khả năng làm bất hoạt virus, ức chế/bắt nhốt vi khuẩn, làm giảm nhẹ các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, ho, sốt, đau họng do viêm họng. Sử dụng Subavax giúp lấp đầy khoảng trống miễn dịch trên đường hô hấp, nhờ đó giảm khả năng tái mắc bệnh đường hô hấp, giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em.
Lưu ý khác khi chăm sóc trẻ bị viêm họng tại nhà
Việc chăm sóc trẻ đúng cách giúp rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế nguy cơ biến chứng. Do đó, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
- Trước hết, trẻ cần được nghỉ ngơi hợp lý, cha mẹ nên dỗ dành, trấn an con thật tốt để hạn chế tình trạng quấy khóc.
- Để tránh xảy ra tình trạng mất nước, rối loạn điện giải do sốt, đối với trẻ trên 1 tuổi thì nên cho bé uống nhiều nước ấm (nước trái cây, súp, nước canh…); Cân nhắc bổ sung nước bù điện giải nếu trẻ sốt cao. Với bé sơ sinh, mẹ cần tích cực cho con bú nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Với trẻ lớn, cha mẹ hướng dẫn bé đánh răng, súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch cổ họng, diệt khuẩn. Trong trường hợp con còn nhỏ, mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho bé sau khi ăn, uống sữa bằng gạc rơ lưỡi.
- Nếu bé bị viêm họng do dị ứng, cần tránh để con tiếp xúc với các dị nguyên. Phòng ngủ và sinh hoạt của con cần đảm bảo sạch sẽ, trong lành, thoáng mát. Nếu dùng điều hòa, nên sử dụng thêm máy phun sương và lọc không khí để duy trì độ ẩm thích hợp.
- Mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nhất là thực phẩm giàu vitamin C và kẽm để tăng cường sức đề kháng. Mẹ cũng nên chia nhỏ thành nhiều bữa, không ép con ăn quá nhiều một lúc. Nên nấu các món mềm, lỏng, dễ nuốt để bé dễ ăn trong khi đang bị sưng, đau họng.
Trên đây là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng và các biện pháp đối phó với bệnh mà mẹ nên lưu lại. Để cải thiện và phòng ngừa viêm họng ở trẻ hiệu quả và an toàn, bổ sung lợi khuẩn hô hấp bằng Nhỏ/Xịt mũi họng Subavax là bước đột phá mà các mẹ nên áp dụng ngay từ hôm nay.