Câu trả lời nằm ở 6 quy tắc tương ứng với từng chữ cái trong từ PARENT (bố mẹ).
1. “P” là Play : Luôn tạo điều kiện để con được vui chơi
Những trò chơi thoải mái rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng vui chơi tự do, một mình hay với bạn bè giúp trẻ bớt lo âu và tăng khả năng thích ứng, đồng thời cải thiện kỹ năng xã hội cho trẻ. Nó cũng làm trẻ cảm thấy như chúng có thể tự kiểm soát được cuộc sống của mình. Điều này dẫn tới khả năng tự quản và tự kiềm chế cao hơn khi trẻ trưởng thành.
Người Đan Mạch rất coi trọng việc vui chơi của trẻ, đó là lý do vì sao các chương trình giảng dạy trong những năm đầu tiểu học ở đất nước này về cơ bản là xoay quanh việc vui chơi của trẻ.
Đan Mạch rất đề cao tầm quan trọng của việc được tự do vui chơi của trẻ.
Các bố mẹ Việt có thể học hỏi những gì từ các bố mẹ Đan Mạch?
- Dành thời gian cho việc vui chơi của trẻ nhưng phải ngoại trừ việc ngồi xem ti vi hay sử dụng máy tính. Nên khuyến khích trẻ sử dụng tất cả các giác quan,những dụng cụ sáng tạo để vẽ, nặn và để chúng tự do thể hiện. Cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động vui chơi ngoài trời.
- Tạo nhóm chơi cho trẻ với những lứa tuổi khác nhau để trẻ nhỏ hơn có thể học hỏi từ các anh chị và những trẻ lớn thì có thể học cách quản lý em nhỏ.
- Nhưng đồng thời cũng phải dành thời gian để trẻ tự chơi một mình, để trẻ có thể có được những trải nghiệm mới.
2. “A” là Authencity: Luôn đề cao sự chân thực
Việc bố mẹ bảo vệ con quá mức, tránh những cảm giác khó chịu có thể hạn chế sự phát triển cảm xúc của trẻ. Đan Mạch rất nổi tiếng với những câu chuyện cổ An-đéc-xen, với câu chuyện Cô bé bán diêm – một em bé mồ côi nghèo khổ không nhà bị chết vì đói và lạnh, hay với câu chuyện Nàng tiên cá đồng ý mất đi giọng nói và chịu đau đớn như đi trên dao găm để có thể trở thành con người, chỉ vì yêu chàng trai đã bỏ mặc cô. Thế nhưng, những bố mẹ Đan Mạch không đọc cho con của họ nghe những câu chuyện này bởi vì chúng quá kinh khủng. Thay vào đó, họ biết rằng trò chuyện với con và để trẻ tiếp xúc với đủ mọi trạng thái xúc cảm sẽ dạy bé sự cảm thông, biết trân trọng và làm sao để kiểm soát cảm xúc của mình.
Hãy dạy trẻ biết đúng-sai bằng cách trả lời trung thực tất cả những câu hỏi của trẻ.
Các bố mẹ Việt nên dạy con bằng cách:
- Đọc truyện cho trẻ nghe nhưng đừng lúc nào cũng chỉ chọn những câu chuyện kết thúc có hậu nhưng cũng đừng nên là kết thúc bi thảm quá.
- Dạy trẻ nhận biết điều đúng-sai bằng việc trả lời trung thực với tất cả những câu hỏi của trẻ kể cả những chủ đề nhạy cảm như cái chết hay bệnh tật. Hãy để trẻ biết rằng thành thật luôn là giá trị được coi trọng.
3. “R” là Reframing: Biết nhìn ra điểm tích cực trong những tình huống tiêu cực
Người Đan Mạch đặc biệt giỏi trong việc luôn nhìn ra mặt sáng của vấn đề. Nhưng họ không chối bỏ những điều tiêu cực mà chỉ là họ theo mẫu “lạc quan thực tế” và họ dạy con cái mình nhìn nhận vấn đề theo cách này. Điều này không chỉ giúp cho cuộc sống họ thoải mái, vui vẻ mà khi gặp khó khăn, họ có thể luôn tìm ra các giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề. Thái độ sống lạc quan mang đến hạnh phúc, sự hài lòng cho bản thân và cả những người xung quanh.
Bố mẹ có thể dạy con luôn tích cực và lạc quan bằng cách:
- Đừng bao giờ ghim vào trong đầu trẻ những câu như: “Tôi ghét cái này” “Tôi yêu cái đó”, “Tôi luôn thế này” hay “Tôi không bao giờ thế kia”… Cũng như vậy, nói quá mọi thứ lên cũng không tốt cho trẻ. Ví như khi cho trẻ ăn bánh, đừng nói rằng “đây là thứ tuyệt nhất con từng ăn”…
- Khi trẻ cư xử chưa đúng, bố mẹ hãy chia sẻ với trẻ về cảm xúc của mình khi thấy những hành động ấy chứ đừng chỉ chú ý đến việc con đã làm sai điều gì.
4. “E” là Empathy: Hãy dạy con biết cảm thông
Các bố mẹ Đan Mạch cho rằng khả năng cảm thông và thấu hiểu cho người khác là một kỹ năng và trẻ hoàn toàn có thể học được. Tại Đan Mạch, có hẳn các chương trình quốc gia dạy trẻ về sự thấu cảm và các bài thực hành về ngôn ngữ, văn hóa khích lệ trẻ phát triển trí thông minh cảm xúc.
Trẻ cần được học cách biết cảm thông và chia sẻ với những người xung quanh.
Các bố mẹ Việt hãy hướng dẫn con:
- Hiểu và thông cảm với những người khác thay vì phán xét họ và trước tiên, bố mẹ phải làm gương cho con.
- Giúp trẻ thoải mái trò chuyện và bộ lộ những cảm xúc của mình nhưng không được phán xét những cảm xúc đó.
5. “N” là No Ultimatums: Đừng cố giành quyền thắng
Đây là nguyên tắc cơ bản trong cách dạy con của bố mẹ ở Đan Mạch. Người Đan Mạch không dạy con theo kiểu “cách của bố mẹ là tốt nhất”. Họ không bao giờ dùng quyền làm cha mẹ để áp đặt lên con trẻ mà thay vào đó, họ luôn cố gắng để thấu hiểu, tin tưởng và tôn trọng con. Họ chọn giao tiếp để giải quyết vấn đề, hơn là cố chấp giành chiến thắng trong các cuộc tranh luận với con cái.
Bố mẹ nên ghi nhớ những điều này:
- Hãy hiểu việc phá bỏ các rào cản và làm trái các quy tắc là một phần của sự trưởng thành. Khi trẻ có hành vi xấu, hãy coi đó như một cơ hội để dạy, hướng dẫn và giáo dục con hơn là trừng phạt trẻ.
- Thể hiện bạn đang lắng nghe con bằng cách nhắc lại những gì trẻ vừa nói: “Con thực sự muốn chơi iPad bây giờ đúng không, nhưng đã đến lúc đi ngủ rồi”.
- Cố gắng tìm những cách giải quyết để cả bố mẹ và con đều thắng hơn là chỉ “mẹ hoặc bố thắng”, chẳng hạn: “Ngày mai, chúng ta sẽ bắt đầu chơi trò chơi sớm hơn, vì vậy con sẽ chơi được lâu hơn trước khi đi ngủ”.
6. “T” là Togetherness: Trân trọng khoảng thời gian gia đình ở bên nhau
Người Đan Mạch có một cụm từ là “at hygge sig” hay đơn giản là “hygge” nghĩa là “bên nhau ấm áp” và liên quan đến phong tục cùng tụ họp bên nhau như một gia đình của họ. Theo truyền thống, điều này bao gồm cả gia đình cùng tham gia các trò chơi, ca hát, ăn uống – thường là quanh ánh nến. Cố gắng tạo sự gắn kết và tham gia hoạt động cộng đồng là một nét văn hóa vô cùng quan trọng của Đan Mạch.
Người Đan Mạch luôn trân trọng những phút giây bên gia đình.
Người Đan Mạch luôn ý thức được tầm quan trọng của gia đình, họ không đặt nặng vấn đề tiền bạc lên hàng đầu mà luôn đề cao giá trị cuộc sống về mặt tinh thần.
Bố mẹ Việt nên học hỏi điều này bằng cách:
– Luôn thể hiện tâm trạng thoải mái khi ở bên cạnh gia đình. Hãy dẹp bỏ mọi áp lực, bực tức ở bên ngoài trước khi bước chân vào nhà.
– Hãy tắt điện thoại, cùng con cái hát hò hay chơi trò chơi cùng con.
– Luôn luôn tạo không khí đầm ấm, hạnh phúc cho gia đình.