Nhiều túi một cách kỳ lạ – Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Trong ngày đầu đến lớp, nhà trường giải thích cha mẹ cần chuẩn bị cho các con một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau. Một túi đựng sách vở, một túi đựng chăn, một túi đựng đồ ăn; một hộp đựng đồ ăn, một túi quần áo, một túi đựng quần áo để thay; một túi đựng các loại quần áo bẩn trẻ vừa thay ra, một túi đựng giày… Túi A dài thế này, túi B rộng thế kia, túi C có thể đựng trong túi D; túi E trong túi F. Một vài trường mầm non thậm chí còn yêu cầu các bà mẹ tự làm những chiếc túi này. Trẻ sẽ rất thành thạo trong việc đặt đồ vào đúng vị trí của nó. Đây có lẽ là lý do mà người dân Kyoto không cảm thấy phiền lòng; khi phân loại rác thải có thể bởi vì họ đã được dạy những điều như thế này từ khi còn nhỏ. Người lớn không mang túi hộ trẻ em Khi đưa bọn trẻ đến trường, những người lớn Nhật Bản, dù là mẹ, là bố hay ông bà đều đi tay không. Trong khi lũ trẻ một mình xách những chiếc túi (ít nhất là 2 hoặc 3 cái) với nhiều kích thước khác nhau. Và bọn trẻ đi lại rất nhanh nhẹn. Hãy tự để trẻ thực hiện nhiệm vụ hàng ngày của mình. Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật – Liên tục thay trang phục Trường mầm non của mỗi trẻ đều có đồng phục riêng. Các bé mặc nó đến trường và thay quần áo chơi trong giờ ra chơi. Bé phải cởi giày và đi đôi giày bệt như giày múa ba lê màu trắng vào. Đến giờ tập thể dục, bé lại phải thay giày một lần nữa. Ngủ trưa dậy, bọn trẻ cũng thay quần áo. Thực sự rất phức tạp. Tất cả bà mẹ Nhật chỉ đứng nhìn mà không làm gì cả. Nên việc thay quần áo cũng có thể giáo dục trẻ cách sống tự lập. Với những gì được trải qua ở trường, như thay quần áo, gắn sao hàng ngày, treo khăn tay lên dây, những đứa trẻ mới 2-3 tuổi đã bắt đầu học thói quen giữ gìn mọi thứ ngăn nắp. Trẻ chưa đầy một tuổi đã tham gia thi đấu và biểu diễn Những đứa trẻ chưa thôi nôi nhưng đã được đưa đến trường mầm non; thậm chí còn tham gia tất cả hoạt động chính của trường như thi đấu thể thao hay biểu diễn văn nghệ. Những em bé chưa đầy tuổi vẫn vừa khóc vừa bò về phía trước. Trẻ em ở Nhật đều được học thêm một kỹ năng nào đó; vừa phát triển bản thân, vừa không lãng phí thời gian rảnh rỗi. Và có thể trẻ sẽ theo đuổi những hoạt động này. Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật – Con gái cũng chơi bóng đá Vào lớp mẫu giáo 4 tuổi, trẻ bắt đầu có những bài thể dục nhảy cao nhảy xa, đến năm cuối bậc mầm non, các bé cũng tham gia thi đấu bóng đá. Nếu bé không nhảy, bé sẽ chơi bóng. Đa số bé đều chơi bóng, thậm chí tổ chức những cuộc thi đấu giữa các trường với nhau. Nhiều trẻ đã từng bị bầm tím khi chơi bóng. Nhưng qua trò chơi này, bé trở nên mạnh mẽ và dũng cảm hơn. Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật – Nền giáo dục hỗn hợp Chúng ta vẫn quen với việc lớp nào học riêng trong phòng của lớp đó, nhưng ở Nhật Bản thì khác. Trước 9h30 sáng và sau 15h30 chiều, học sinh của tất cả các lớp trong trường chơi cùng nhau. Trên sân trường, trẻ lớp lớn dắt trẻ lớp bé, trẻ lớp bé đuổi theo trẻ lớp lớn, tất cả chơi cùng nhau một cách vui vẻ và hòa đồng. Chúng được trải qua cảm giác có anh chị em, và cảm thấy trưởng thành hơn. Trong một buổi học chung như thế, một em bé lớp lớn đã nói những câu khiến các bậc phụ huynh cũng phải bật khóc: “Chúng con rất hạnh phúc trong buổi học hôm nay, bởi vì những em bé ở lớp dưới đã thể hiện rất tốt. Đây là buổi học chung cuối cùng của chúng con, và khi chúng con lên tiểu học, chắc chắn chúng con sẽ rất nhớ những bạn bè và trường mầm non của mình.” Tất cả giáo dục là “mỉm cười” và “cảm ơn” Ở bậc học mầm non, dường như người Nhật không chú trọng đến việc phát triển tri thức cho trẻ. Họ không có sách giáo khoa, chỉ có một cuốn sách ảnh mới mỗi tháng. Trong thời khóa biểu của trường, không có bất kỳ môn học nào như toán, hội họa hay âm nhạc… Tiếng Anh lại càng không. Các bé cũng không học bơi. Khi bạn hỏi, người ta dạy gì trong trường, bạn sẽ không bao giờ đoán ra câu trả lời: “Chúng tôi dạy trẻ mỉm cười”. Tại Nhật, dù bạn đang ở đâu hay đang nói chuyện với ai, mỉm cười là điều rất quan trọng. Một cô gái biết mỉm cười là một cô gái xinh đẹp nhất. Ngoài ra, họ còn dạy trẻ cái gì nữa? Dạy trẻ… cảm ơn. Khả năng âm nhạc, hội họa và đọc của trẻ sẽ phát triển đáng kể, và sự tiến bộ này rõ ràng phải được bắt nguồn từ một nền giáo dục toàn diện. Số lượng lớn các hoạt động trong Hãy tạo điều kiện cho bé tham gia các hoạt động ngoại khoá. Như đi leo núi, đi thăm hồ, đã gặp gỡ bao nhiêu động vật hay cây cối. Ngoài ra, bé còn tham gia làm bánh, tham gia các hoạt động thể thao, biểu diễn trong các sự kiện của cộng đồng, tổ chức lễ hội, đi thăm các ngôi đền, tham dự triển lãm… Trường mầm non cũng kỷ niệm các ngày lễ Các trường mầm non Nhật Bản có ngày truyền thống của riêng mình. Trường cũng tổ chức kỷ niệm các ngày Bé trai, ngày Bé gái, lễ hội ma đói (những ngày lễ truyền thống của người Nhật). Việc tạo điều kiện cho các bé tiếp xúc với nền văn hoá , vừa cung cấp kiến thức, vừa đem lại trải nghiệm thực tế cho trẻ. Khả năng phi thường của giáo viên Trong một lớp mầm non Nhật Bản thường có từ 10 đến 30 học sinh nhưng chỉ có một giáo viên. Chỉ với một giáo viên này, nhưng những chương trình văn nghệ, sinh nhật của các bé, việc đọc sách hay học nhạc của các bé đều được tổ chức rất quy củ và chuyên nghiệp. Còn cô giáo lúc nào cũng vui vẻ và thoải mái. Ảnh hưởng của Đạo Phật Kyoto là thành phố có nhiều đền chùa hơn bất kỳ thành phố nào khác ở Nhật Bản. Mỗi tuần, trẻ mầm non đều phải đi đến các đền thờ này. Trong các lễ hội quan trọng, trẻ đều phải cúi đầu trước Đức Phật, và các trường có rất nhiều hoạt động trong ngày Phật Đản. Việc này giúp trẻ tôn trọng tôn giáo ở mọi nơi. Biết ứng xử và hành xử theo lẽ phải. Lời kết Nhật Bản là một quốc gia đi đầu trong nhiều lĩnh vực. Bởi vậy nên được nhiều nước áp dụng và làm theo. Việc dạy trẻ mầm non kiểu Nhật giúp rèn cho bé tính tự lập ngay từ khi còn bé; đồng thời phát triển được nhiều kỹ năng và kiến thức có ích trong cuộc sống.