Phương pháp Steiner là gì? Waldorf một tên gọi khác của phương pháp Stenier. Đây là phương pháp được hình thành, xây dựng bởi nhà tư tưởng xã hội, triết học người Áo. Phương pháp Steiner được áp dụng khá phổ biến tại nhiều nước. Đặc biệt, các nước phương Tây. Vì quan niệm cho trẻ tự học, tư khám phá, tự xây dựng sự độc lập riêng cho mình phát triển tại đây. Với phương pháp này, luôn chú trọng áp dụng cho trẻ trong những thời gian đầu. Vì đây là khoảng thời gian có học tập, khám phá, tiếp thu mọi thứ nhanh nhất. Không như những phương pháp thông thường, dạy và hướng trẻ học những nội dung trong bài giảng. Steiner giúp con học thông qua các hoạt động thông thường. Đó có thể là trò chơi, trải nghiệm của chính bản thân con. Từ đó con tự rút ra khái niệm, cách giải quyết riêng. Áp dụng phương pháp Steiner cho trẻ bao nhiêu tuổi? Phương pháp giáo dục Steiner rất thích hợp khi áp dụng trong những giai đoạn đầu đời của trẻ. Vì lúc này não bộ của trẻ được mở rộng, sẵn sàng tiếp thu những kiến thức xung quanh. Đặc biệt, kiến thức của con được thu nạp một cách thụ động, tự nhiên trong giai đoạn này. Do vậy, với đặc điểm chú trọng vào những bài học tự nhiên trong cuộc sống. Phương pháp dạy trẻ Steiner áp dụng có hiệu quả nhất với con trong giai đoạn đầu đời. Đặc biệt là khoảng thời gian trước năm 7 tuổi. Trước khi trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn Tiểu học. Có trường đào tạo trẻ theo phương pháp Steiner chưa? Với mức độ hiểu quả, tốt nhất mang lại cho trẻ trong giai đoạn đầu đời. Phương pháp này hiện nay được áp dụng tại rất nhiều trường trên thế giới. Con số cụ thể như sau: Hơn 2,000 trường mầm non 1,000 giáo dục các cấp 700 trung tâm chăm sóc trẻ em Và cũng có rất nhiều chương homeschooling đã áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, phương pháp này vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Do vậy, phương pháp Stenier được áp dụng nhiều ở các trường Quốc tế. Và thường được kết hợp với những phương pháp phổ biến khác hiện nay. Như Montessori, STEM,… để đảm bảo được sự tiếp thu, phát triển tốt nhất dành cho trẻ. Đặc điểm phương pháp giáo dục Steiner Với những thông tin hữu ích trên mà phương pháp Steiner mang lại cho con. Vậy những đặc điểm nào đã giúp ích như vậy? Kích thích khả năng chơi của trẻ Rất nhiều phụ huynh hiểu rõ, thông thường não bộ của trẻ sẽ tập trung khi học hơn là chơi. Đặc biệt, là trong giai đoạn đầu đời. Khi cơ thể, tư duy của trẻ phát triển thông qua các hoạt động xung quanh. Từ đó, tạo nền tảng giúp con có thể khám phá tiềm năng của bản thân, hình thành tư duy, suy nghĩ riêng cho mình. Do vậy, phương pháp Steiner tập trung vào yếu tố chú trọng vui chơi. Hơn là việc ngồi hàng giờ đồng hồ để nghe giảng, học tập. Do vậy, trong giai đoạn đầu đời khi áp dụng phương pháp này. Trẻ được tư do tham gia các hoạt động vui chơi, hoà mình vào cuộc sống thiên nhiên. Và tự do khám phá, tìm hiểu mọi thứ để đảm bảo não bộ của trẻ tiếp thu một cách thụ động, tự nhiên nhất. Nhiều hoạt động lặp đi lặp lại khi áp dụng Não bộ của trẻ trong giai đoạn đầu học tập, tiếp thu rất nhanh. Nhưng để những kiến thức đó trở thành tiềm thức sâu vào tư duy trẻ. Các hoạt động vui chơi, khám phá cần sự lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này giúp đảm bảo được, trẻ đã hoàn toàn ghi nhớ, hiểu rõ các hoạt động ấy. Và tạo tiềm thức, thói quen giúp con dự đoán được điều gì sắp xảy ra. Do vậy, những trường học, cơ sở giáo dục áp dụng phương pháp giáo dục trẻ Steiner. Sẽ được xây dựng chu trình hoạt động vui chơi cho trẻ theo một vòng tuần hoàn. Và các hoạt động này xen kẽ nhau, thay đổi thứ tự để đảm bảo trẻ hứng thú và không bị chán. Phương pháp Steiner – Giáo viên làm gương cho bé Phương pháp Steiner chú trọng việc tiếp thu các hoạt động một cách tự nhiên. Nhưng đôi khi có những việc cần có người hướng dẫn hoặc làm mẫu. Lúc này giáo viên tại các trường mầm non sẽ thực hiện công việc này. Các giáo viên như là người làm mẫu, làm trước mọi việc cho trẻ. Trẻ sẽ theo đó, quan sát và làm theo. Sau cùng khi đã hiểu được cốt lõi bên trong công việc ấy. Trẻ được tự do sáng tạo và làm mọi việc theo trí tưởng tượng riêng của mình. Và lúc này, giáo viên đòi hỏi phải thật sự bình tĩnh, kiên nhẫn, quan sát trẻ. Đặc biệt, tránh áp đặt suy nghĩ riêng của mình lên sự sáng tạo của trẻ. Để trẻ tự do khám phá, nhưng khi gặp trục trặc hoặc khó khăn. Giáo viên sẽ từ từ hướng dẫn cho trẻ làm lại và hiểu rõ hơn. Đồ chơi sáng tạo, khuyến khích trẻ chơi Phương pháp Steiner luôn chú trọng đến việc phát triển sự sáng tạo của trẻ. Và không đẩy mạnh yếu tố tư duy như các phương pháp Montessori hay Glenn Doman. Do vậy, những vật liệu, dụng cụ vui chơi của trẻ đều khá tự nhiên. Đặc biệt, không có kết cấu hay một hình thù cụ thể. Các đồ chơi trong phương pháp khoa học Steiner đôi khi chỉ là một khúc gỗ. Điều này đảm bảo được sự tư duy và vui chơi của trẻ. Trẻ có thể tưởng tượng và làm mọi thứ để chơi cùng khúc gỗ ấy mà vẫn đảm bảo sự hứng thú. Thêm vào đó, đồ chơi này đều có chất liệu tự nhiên. Đó là những món đồ gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Và tránh mọi vật làm bằng chất liệu nhựa. Điều này giúp con đảm bảo sự phát triển tốt nhất. Chân thật, nhẹ nhàng với phương pháp Steiner Đối với phương pháp Steiner có một quan điểm khác đặc biệt. Quan điểm này cũng được minh chứng bởi nhiều nhà khoa học. Đó là trong 7 năm đầu đời của trẻ và nổi bật nhất là năm 3 tuổi. Trẻ sẽ luôn trong trạng thái mơ màng. Lúc này cái tôi, ý thức về bản thân và suy nghĩ riêng chưa được hình thành. Trẻ cảm thấy mình và thế giới này là một. Do vậy, trẻ hoàn toàn vui chơi thoả thích, ngay thơ khám phá mọi thứ xung quanh. Do vậy, mọi hoạt động của trẻ diễn ra dễ dàng và không bị áp đặt bởi một quan điểm nào. Hiểu rõ đặc điểm này, phương pháp giáo dục Steiner đề cao việc bảo vệ khoảng thời gian này của con. Và tránh áp dụng quá nhiều môi trường điện tử trong giai đoạn này của trẻ. Âm thanh, trò chơi trong trường đều do trẻ và giáo viên tự sáng tạo và xây dựng nên.