Tiến sĩ dinh dưỡng Hồ Thu Mai (BV Vinmec) giải đáp thắc mắc xung quanh quan niệm cho trẻ nhỏ uống bột sắn dây để giải nhiệt.
Bột sắn dây là thức uống dân dã và quen thuộc với người dân Việt Nam. Nhiều người quan niệm đây là loại thực phẩm giúp giải nhiệt tốt. Tuy nhiên, thực hư quan niệm này có đúng hay không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc trên thông qua câu trả lời của Tiến sĩ dinh dưỡng Hồ Thu Mai, Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Giá trị dinh dưỡng của bột sắn dây
Trong dân gian vẫn lưu truyền rộng rãi công dụng của nước bột sắn dây trong vấn đề giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Nhiều người ở nông thôn dự trữ lượng lớn thực phẩm này để phục vụ nhu cầu giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. Thậm chí có môt số gia đình sử dụng bột sắn như món không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, đặc biệt là với gia đình có trẻ nhỏ.
Bột sắn dây được nhiều mẹ sử dụng để giải nhiệt cho con. (Ảnh minh họa)
Theo Tiến sĩ dinh dưỡng Hồ Thu Mai, Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, trong 100g bột sắn dây hàm lượng chất dinh dưỡng như sau:
- Protein: 0,7 g
- Glucid: 84,3 g
- Canxi: 18 mg
- Sắt: 1,5 mg
Bột sắn dây là thức uống dân dã và quen thuộc có tác dụng giải nhiệt tốt trong mùa hè. Đây còn là vị thuốc chữa cảm nắng, sốt cao rất công hiệu.
Tiến sĩ dinh dưỡng Hồ Thu Mai, Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Có nên cho trẻ nhỏ uống bột sắt dây để giải nhiệt hay không?
Tuy nhiên việc sử dụng bột sắn dây cho trẻ nhỏ với mục đích để giải nhiệt phải cân nhắc vì:
- Khi cho trẻ ăn/uống quá nhiều bột sắn dây sẽ gây nhàm chán và ảnh hưởng đến việc ăn các thức ăn chính của trẻ như: cháo, bột.
- Đối với trẻ nhỏ, sẽ gây biếng ăn và thậm chí bị nhiệt miệng khi cho nhiều đường.
- Bên cạnh đó, khi pha bột sắt dây với đường (số lượng nhiều) và sử dụng triền miên hàng ngày sẽ có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường.
Cách dùng như thế nào để phù hợp với trẻ nhỏ
Nhiều mẹ phân vân về cách dùng bột sắn dây với trẻ em, không biết nên dùng bột sống hay bột chín sẽ tốt hơn. Theo Tiến sĩ Mai, bột sắn dây được chế biến từ các giống khoai, củ. Trong quá trình lọc tinh bột lấy nước sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Vì thế, đối với trẻ nhỏ các bộ phận còn yếu ớt khi dùng bột sắn sống dễ bị các tác động không tốt như: lạnh bụng, tiêu chảy, đặc biệt khó tiêu hóa.
Khi chế biến bột sắn cho trẻ nên quấy chín để bé dễ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
Các mẹ khi chế biến bột sắn nên quấy chín trước khi cho con ăn. Khi quấy chín bột sắn sẽ được tinh bột hóa và giúp con tiêu hóa dễ hơn.
Cần lưu ý thêm, các mẹ nên lựa chọn loại bột sắn dây nguyên chất, không sử dụng bột sắn dây pha tạp chất có bán trôi nổi trên thị trường.
Cách đơn giản để nhận biết bột sắn “thật”:
- Cho bột vào nước và sờ tay vào bột thấy mịn hoàn toàn, không có hạt sạn.
- Khi hòa với nước lạnh uống bình thường thì bột phải tan hết, để tầm 2 phút vẫn không lắng cặn