Tại sao vận động lại cần thiết cho thai kỳ?
Mang thai không có nghĩa là ngưng vận động, luyện tập thể dục. Một chế độ vận động đúng cách trong thai kỳ sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ và bé mà không phải ai cũng rõ.
Đối với mẹ:
– Chất endorphin được cơ thể tiết ra khi vận động. Giúp đem lại cảm giác hưng phấn, giảm thiểu căng thẳng, lo lắng mà mẹ bầu thường gặp phải
– Vận động hợp lý, đều đặn trong suốt thai kỳ. Giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng béo phì, duy trì cân nặng ổn định ở cả trước và sau sinh.
– Giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Như: tiểu đường, tăng huyết áp, đau lưng, táo bón,…
– Hạn chế sinh non, dễ sinh thường hơn: Năng vận động giúp cơ thể cải thiện tuần hoàn, cơ bắp dẻo dai; tăng sức chịu đựng cho bà bầu, giúp quá trình sinh nở trở nên nhẹ nhàng hơn.
– Ngủ ngon hơn: vận động nhẹ nhàng, vừa đủ; giúp mẹ bầu tiêu hao năng lượng dư thừa từ đó có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Đối với thai nhi
– Gia tăng quá trình trao đổi chất ở thai nhi, giúp trẻ phát triển tốt hơn
– Cũng giống như mẹ, chất endorphin làm tăng hưng phấn ở mẹ thì thông qua nhau thai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bé, giúp thai nhi thư giãn thoải mái và sảng khoái hơn trong bụng mẹ.
Các môn thể thao an toàn cho mẹ bầu
Một số bài tập mà Web Gia Đình tổng hợp dưới đây là những bài tập nhẹ nhàng, dễ thực hiện.
Bài tập vận động trong thai kỳ – Đi bộ
Đi bộ 30 phút mỗi ngày rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Là môn thể thao dễ tập, dễ thực hiện, có thể áp dụng hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi, đi bộ được chứng minh là có tác động theo hướng tích cực đến sức khỏe tim mạch ở mẹ bầu.
Chỉ cần lựa chọn cho mình một đôi giày phù hợp, trang phục thoải mái; mẹ bầu có thể bắt đầu luyện tập môn thể thao tốt cho sức khỏe bà bầu mỗi ngày. Do vận động liên tục trong thời gian dài, mẹ bầu khi luyện tập cần bổ sung nước để tránh tình trạng cơ thể mất nước.
Yoga
Là một trong số ít những môn thể thao mẹ có thể tập luyện, yoga mang lại cho bà bầu nhiều lợi ích không ngờ đến như: lưu thông khí huyết, giảm thiểu các triệu chứng thường gặp ở thai kỳ, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể,…trang bị tốt cho mẹ cả về thể lực và tinh thần cho chuyến vượt cạn sắp tới.
Mỗi thời điểm, giai đoạn của thai kỳ đều có những bài tập yoga riêng biệt, thai phụ cần tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ để có quá trình luyện tập khoa học nhất có thể.
Vận động trong thai kỳ – Bơi lội
Việc bơi lội sẽ giúp mẹ bầu giảm áp lực lên khớp xương, giảm đau khớp, giúp máu lưu thông tốt. Bơi lội nhẹ nhàng cũng giúp mẹ bầu duy trì nhịp tim và tinh thần ổn định. Mẹ bầu không nên bơi quá lâu hoặc bơi khi nước quá lạnh.
Bài tập Kegel
Cơ sàn chậu đóng vai trò chính trong việc giữ đúng vị trí của các cơ quan sinh dục, niệu dưới, tiêu hóa dưới. Cơ sàn chậu đóng vai trò lớn trong việc điều tiết, đóng mở các lỗ đường tiểu; âm đạo, hậu môn. Cuộc sinh nở của các mẹ bầu sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn nếu cơ sàn chậu của sản phụ khỏe mạnh.
Bài tập Kegel hay còn được gọi là bài tập cơ sàn chậu. Có tác dụng giúp săn chắc, tăng cường sức mạnh ở các cơ sàn chậu; vốn phải chịu áp lực lớn và trở nên yếu đi khi phụ nữ bắt đầu mang thai và sinh nở. Nó ngăn ngừa các bệnh xuất hiện khi mang thai (đau lưng dưới, giãn tĩnh mạch chi dưới, phù 2 chân,…); tăng cường và duy trì chức năng tim mạch,…
Một số lưu ý khi vận động trong thai kỳ
– Tùy thuộc vào sức khỏe, giai đoạn khác nhau của thai kỳ mà mỗi thai phụ nên có cho mình những bài tập, mức độ luyện tập thể dục thể thao khác nhau. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, trước khi thực hiện các bài tập; mẹ bầu nên xin ý kiến từ bác sĩ sản khoa, chuyên gia
– Nên vận động nhẹ nhàng, vừa sức
– Không nên tham gia các môn thể thao mạo hiểm, mất nhiều sức lực, dễ ngã, nguy hiểm như: trượt ván, lặn, judo,…
– Nghỉ ngơi ngay nếu thấy mệt. Mẹ bầu đừng bắt cơ thể mình hoạt động quá giới hạn. Nếu cảm thấy mệt, khó chịu cần nghỉ ngơi ngay để tránh những ảnh hưởng không cần thiết.
Trường hợp không vận động trong thai kỳ
Mặc dù vận động vô cùng tốt và cần thiết đối với phụ nữ trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu gặp phải một số triệu chứng dưới đây, thai phụ cần ngưng ngay việc luyện tập. Và đi khám tại bác sĩ sản khoa để kiểm soát tình trạng sức khỏe:
– Chảy máu âm đạo, co thắt, vỡ màng ối hoặc có dấu hiệu co thắt dạ con.
– Rau bám thấp
– Thai phụ có dấu hiệu đẻ non trước tuần thai thứ 37
– Thai phụ bị nhức đầu, huyết áp cao; hay huyết áp thấp, bị phù, bệnh tim, chẩn đoán tiền sản giật.
– Em bé phát triển chậm hoặc không theo chuẩn thông thường.
– Thai phụ không tăng đủ cân theo tiêu chuẩn. Bác sĩ khuyến cáo hạn chế luyện tập thể dục, vận động để đảm bảo sức khỏe.