Khi thai 1 tuần tuổi thì em bé sẽ như thế nào, mẹ cần phải làm gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh… Tất cả đều là những lưu ý quan trọng mà mẹ cần phải biết.
Ngày đầu tiên của thai kỳ sẽ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn. Sự thụ thai xảy ra khoảng hai tuần kể từ ngày này, và đó là khi bạn thực sự được coi là mang thai. Chỉ trong 40 tuần lễ, em bé của bạn sẽ phát triển từ kích thước của một hạt nhỏ đến kích thước của một quả dưa hấu.
Sự phát triển của thai 1 tuần tuổi?
Bởi vì thông thường không thể biết được chính xác thời điểm thụ thai, hầu hết các bác sĩ sản khoa sẽ tính 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng (LMP) để tính ngày chào đời của bé. Theo phương pháp này, bạn bắt đầu vào giai đoạn “mang thai” từ khoảng hai tuần trước khi tinh trùng thâm nhập vào trứng. Sau khi trễ kinh khoảng 7 – 10 ngày là bạn đã có thể phát hiện sự có mặt của bé khi thấy 2 vạch màu hồng trên que thử thai.
Ngay cả khi bạn không cảm thấy có bất kỳ thay đổi nào trên cơ thể, nếu được di chuyển đúng đường, lúc này trứng được thụ tinh đã nằm trong tử cung và phát triển thành phôi. Mặc dù các thuật ngữ dùng để giải thích sự thay đổi của cơ thể trong hai tuần đầu của thai kỳ có thể mang tính lâm sàng nhưng chúng là một phần cần thiết để mô tả quá trình phức tạp của sự phát triển ở thai nhi.
Trong tuần lễ thứ nhất, màng tử cung sẽ trở nên xốp hơn để chuẩn bị làm thành một cái tổ cho trứng thụ tinh. Trong khi đó, khoảng 1000 trứng được phóng thích nhưng chỉ có khoảng 20 trứng trứng sẽ chín trong các túi chứa chất lỏng gọi là nang trứng. Sau đó, chỉ 1 trong số những nang trứng sẽ phát triển, rụng trứng và vỡ ra để cho phép trứng bắt đầu chuyến đi xuống ống dẫn trứng trong tuần thứ 2 của thai kỳ. Nếu ở giai đoạn này có 2 hoặc nhiều lần vỡ, bạn có thể có cặp song sinh, sinh ba hoặc nhiều hơn.
Tất nhiên không thể có con mà không có trứng thụ tinh – và điều đó đòi hỏi phải có tinh trùng của người bạn đời. Thông thường, có hàng triệu tinh trùng được xuất tinh vào âm đạo nhưng chỉ có khoảng vài trăm tinh trùng thành công đi vào ống dẫn trứng của bạn. Sau đó, cuộc đua diễn ra, khi tinh trùng bơi về phía quả trứng giảm dần và kẻ thắng cuộc là kẻ tìm gặp được trứng.
Tinh trùng có thể sống trong cơ thể của người phụ nữ được chừng 06 ngày. Một khi trứng được giải phóng khỏi buồng trứng, nó phải được thụ tinh trong vòng 12 đến 24 giờ. Nếu trứng không thụ tinh, nó sẽ đi ra khỏi cơ thể người phụ nữ, chính là chu kỳ kinh nguyệt.
Làm thế nào để tinh trùng gắn vào trứng là một kỹ thuật sinh học tuyệt vời của tự nhiên. Bởi vì trứng có vỏ cứng để bảo vệ, mỗi tinh trùng có cấu trúc dính ở một đầu cho phép nó gắn vào vỏ trứng và xâm nhập vào trong với một gói dữ liệu di truyền gọn gàng và đầy đủ. Một khi tinh trùng thâm nhập vào lớp màng của trứng, trứng sẽ được thụ tinh thành công.
Sự thụ thai thường xảy ra giữa những ngày 14 và 17 của chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày. Có thể mất đến ba ngày để tinh trùng gặp trứng trong ống dẫn trứng. Vì vậy, ngày giao hợp không phải lúc nào cũng là ngày em bé được thụ thai.
Xem thêm:
Thai 1 tuần tuổi có siêu âm được không?
Không có hình ảnh siêu âm của em bé trong tuần 1 và 2 của thai kỳ. Mặc dù em bé của bạn vẫn còn là một cụm cực nhỏ của các tế bào vào thời điểm này – bạn thậm chí không thể nhìn thấy nó trên siêu âm nhưng vào giai đoạn này, ba lớp tế bào khác nhau cần thiết đã bắt đầu phát triển, bao gồm:
- Ectoderm (ngoại bì): sẽ trở thành hệ thống thần kinh, tóc và da của thai nhi
- Endoderm (nội bì): sẽ hình thành đường tiêu hóa, gan, tuyến tụy và tuyến giáp của thai nhi.
- Mesoderm (trung bì): phát triển thành bộ xương của bé, mô liên kết, hệ thống máu, hệ thống sinh dục và cơ.
Đối với hầu hết phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28 ngày, nhưng mức bình thường dao động từ 21 – 35 ngày ở phụ nữ trưởng thành và từ 21 – 45 ngày đối với thanh thiếu niên.
Trong khi hầu hết phụ nữ biết ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt cuối nhưng hầu hết họ sẽ không biết ngày rụng trứng. Vì lý do đó, các bác sĩ sản khoa sẽ sử dụng LMP như một điểm khởi đầu cho việc dự tính ngày sinh của bé. Cách chính xác nhất để tìm ra ngày trứng được thụ tinh là sử dụng siêu âm. Tuy nhiên, không phải tất cả các bác sĩ sản khoa nào cũng yêu cầu bạn phải siêu âm trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Thai 1 tuần tuổi thì mẹ cần lưu ý những gì?
Nếu bạn đang cố gắng thụ thai hoặc nghĩ rằng bạn đã mang thai thì hãy bắt đầu thực hiện những thay đổi trong việc chăm sóc sức khoẻ để đảm bảo rằng cơ thể của bạn có trạng thái tốt nhất cho việc mang thai và nuôi dưỡng thai nhi. Những lời khuyên dành cho bạn là:
- Ngưng sử dụng thuốc lá, rượu bia hay bất kỳ chất kích thích nào ngay từ bây giờ.
- Bạn cũng nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn về việc chuyển đổi hoặc ngừng dùng một số loại thuốc theo toa và thuốc mua không cần đơn. Hãy luôn bảo đảm rằng bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng đều an toàn cho bạn và cả thai nhi.
- Nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung thêm một loại vitamin tổng hợp trước khi sinh vào buổi sáng. Ít nhất 400 microgram axit folic mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng đến não, tim và tủy sống của thai nhi. Hãy xem bổ sung thêm chất bổ sung như canxi, sắt, và vitamin B12.
Danh sách việc cần làm khi thai 1 tuần tuổi
1. Bắt đầu uống vitamin trước khi sinh nếu bạn chưa có
Một bước quan trọng đầu tiên là cố gắng đảm bảo rằng cơ thể của bạn được cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết để tạo ra một em bé khỏe mạnh. Các vitamin cần bổ sung bao gồm: axit folic, iốt, sắt, vitamin A, vitamin D, kẽm và canxi.
Hãy nhớ rằng một viên vitamin không thay thế cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, an toàn, giàu trái cây, rau, các loại thực phẩm từ sữa không béo, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và cá.
2. Ghi lại ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối.
3. Cùng với chồng của bạn, hãy tạo ra một bản mô tả lịch sử sức khoẻ của gia đình, bao gồm bất kỳ căn bệnh nào liên quan đến rối loạn di truyền hoặc nhiễm sắc thể.
Một số vấn đề về sức khoẻ nhất định có thể xảy ra ở một số gia đình liên quan đến nhóm chủng tộc hoặc các nhóm sắc tộc. Một số bệnh liên quan đến các gen cụ thể như: bệnh Tay-Sachs ( rối loạn di truyền gây tử vong do tổn thương tế bào thần kinh trong não), bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) và xơ nang là ba ví dụ nguy hiểm cần chú ý.
Ngoài ra, nguy cơ mắc các bệnh như: tiểu đường, chứng động kinh hoặc chậm phát triển tâm thần của thai nhi có thể cao hơn nếu có người trong gia đình bạn mắc bệnh.
Để đánh giá nguy cơ mắc bệnh hoặc phát triển bệnh của thai nhi, bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử sức khoẻ của gia đình bạn. Càng hoàn thiện bản ghi chú này và có thể đưa ra các chi tiết càng cụ thể thì càng tốt. Nếu cần, các bác sĩ có thể khuyên bạn nên tìm một cố vấn di truyền để thảo luận thêm và có thể tiến hành các xét nghiệm di truyền.
4. Bỏ thuốc lá và loại bỏ các thói quen xấu khác ảnh hưởng đến sức khoẻ
Nếu bạn hoặc chồng bạn hút thuốc, hãy nên dừng lại. Trên thực tế, bỏ hút thuốc là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho bản thân và gia đình của bạn.
Thuốc lá rất nguy hiểm – cho người hút thuốc và con của bạn. Thật đáng sợ khi khoa học đã chứng minh rằng hít phải chất nicotine có trong thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến não hơn là tiêm heroin hoặc hít cocain. Vậy nên, để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn con, bỏ thuốc lá cũng như các chất kích thích khác là việc quan trọng bạn cần phải thực hiện càng sớm càng tốt.