2 đến 3 tuổi là giai đoạn các bé đang tìm hiểu về cảm xúc. Trong thời gian này, các bé thường hay giận dỗi và cũng rất hiếu động. Khả năng nói cũng sẽ phát triển trong chính lứa tuổi này. Một số trẻ cũng có thể sử dụng nhà vệ sinh hoặc bô vệ sinh thay cho tã, nhưng một số trẻ khác lại vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cha mẹ. Phụ huynh nên tùy tình hình phát triển của từng bé mà có những điều chỉnh cho phù hợp.
Trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi bắt đầu biết ghép từ và hoàn thành được những câu đơn giản. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng như vậy nghĩa là bé đã bắt đầu trưởng thành, nhưng bạn cần nhớ, một em bé hai ba tuổi vẫn chỉ là một em bé. Và bạn vẫn cần phải
chăm sóc trẻ nhỏ thật cẩn thận trong giai đoạn này.
Dưới đây là những đặc điểm của trẻ từ 2 đến 3 tuổi:
- Phát triển các mối quan hệ xã hội và tình cảm:
Hai năm tuổi là thời điểm bé tìm hiểu về các mối quan hệ và có thể tưởng tượng về cảm xúc của người khác (khả năng đồng cảm). Các bé bắt đầu nhận biết những điều mình muốn. Các bé cũng sẽ thường xuyên nói “Không” trong giai đoạn này. Ngoài ra, các bé cũng có một số đặc điểm khác bao gồm:
- Thường giận dỗi
- Có thể chơi với những đứa trẻ khác trong thời gian ngắn, nhưng chưa có khả năng chia sẻ. Có thể bé sẽ gào khóc hoặc giận dỗi vì không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn.
- Bé thường không thể hiểu lí do của người khác hay kiểm soát cơn giận của mình.
- Bé thích bắt chước vẻ ngoài và hành động của người lớn.
|
Bé 2 - 3 tuổi thích bắt chước hành động của người lớn |
- Phát triển khả năng hiểu biết:
Khi con bạn được 2 hay 3 tuổi, hãy cẩn thận với lời nói và hành động của những thành viên trong gia đình. Các bé ở độ tuổi này có khả năng nhận thức và học hỏi rất cao, chính vì vậy mọi điều bé học được từ người lớn trong khoảng thời gian này chính là hiểu biết ban đầu của bé với thế giới. Tốt nhất, bạn nên từ từ giảng giải các sự vật hiện tượng cho bé, đồng thời tránh các cơn giận dữ và các hành động không đúng trước mặt trẻ. Bạn không muốn con cái mình phải biết những điều tệ hại ở độ tuổi non nớt này, đúng không?
Các đặc điểm nổi bật khác:
- Bé vẫn nghĩ rằng bạn đọc được suy nghĩ của mình.
- Bé gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng/ những giấc mơ/ phim ảnh.
- Bé thích đồ chơi
- Bé thường viết nguệch ngoạc với rất nhiều dòng chỉ với dấu chấm và vòng tròn, nhưng chưa hình thành một bức tranh cụ thể.
- Phát triển kĩ năng thể chất:
Khi được gần 3 tuổi, bé bắt đầu tự tin hơn vào khả năng thể chất của mình, thậm chí không nghĩ đến chuyện dừng lại. Các bé thường xuyên vượt đến giới hạn thể chất. Vì không biết giữ cho mình an toàn, cha mẹ phải thay bé thiết lập các giới hạn thể chất bằng cách giám sát bé khi bé chạy nhảy chơi đùa. Một số đặc điểm khác bao gồm:
- Học cách leo lên và leo xuống cầu thang, đá bóng và nhảy từng bước một.
- Có thể tự cởi quần áo, thậm chí là tự mặc quần áo.
Ngôn ngữ của trẻ 2 – 3 tuổi phát triển rất nhanh chóng. Thông thường, bé sẽ nói những câu không có ý nghĩa rõ ràng, nhưng bé có thể hiểu hết những gì bạn đang nói. Các bé cũng muốn giao tiếp nhiều hơn với mọi người.
Các đặc điểm khác:
- Trẻ đặt tên cho rất nhiều thứ xung quanh và có thể nói được những câu ngắn.
- Bé có thể làm theo các chỉ dẫn phức tạp của người lớn.
- Bé vẫn bị lẫn lộn các ngôi xưng hô.
- Bé không thể diễnđạt rõ ràng ý mình.
Khi ba tuổi, một vài bé có thể sử dụng nhà vệ sinh và bô thay cho tã lót, trong khi một số bé khác thì không. Những bậc cha mẹ nên:
- Cho trẻ đi vệ sinh theo ý muốn của mình.
- Nếu bé không thể tự đi vệ sinh, hãy dừng lại và thử tập cho bé đi vệ sinh sau một thời gian.
Hai đến ba tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu học về cảm xúc và biểu lộ thái độ với thế giới bên ngoài. Có thể trong giai đoạn này, các bé đã nhận thức tốt hơn, nhưng bé vẫn cần sự hỗ trợ tốt nhất có thể từ cha mẹ để phát triển. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 3 tuổi nên:
- Cho trẻ biết rằng bạn đang chú ý tới bé bất cứ khi nào có thể.
- Đọc to và diễn giải hình ảnh cho bé.
- Nói chuyện với bé và đặt câu hỏi cho bé, khiến bé biết rằng bạn rất quan tâm đến bé.
- Cho bé chơi các loại đồ chơi có thể tháo lắp: xếp hình, ô tô, búp bê…
- Tạo cơ hội cho trẻ vận động bằng các trò chơi ở những nơi rộng rãi.
- Vừa khuyến khích trẻ khám phá thế giới vừa để mắt đến sự an toàn của trẻ.